Index was outside the bounds of the array. Diện mạo của Hà Nội trước và sau thế kỷ VII
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ hai, 09/12/2019 08:59
Diện mạo của Hà Nội trước và sau thế kỷ VII

Bằng việc tìm thấy dấu tích của làng Việt cổ tại địa điểm khảo cổ đàn Xã Tắc, PGS.TS Tống Trung Tín trong trong cuốn sách “Di tích khảo cổ học đàn Xã Tắc Thăng Long” đã phác họa nên diện mạo của Hà Nội trước và sau thế kỷ VII. Trước thế kỷ VII, khu vực trung tâm Hà Nội đã có một số làng Việt cổ như làng Tô Lịch, làng đàn Xã Tắc. Thời Hai Bà Trưng, Hà nội có truyền thuyết 3 chị em Phương Dung đánh giặc Hán ở ngoc Thổ Quan. Ngõ Thổ Quan cách làng cổ Đàn Xã Tắc không xa lắm. Rất có thể ngày xưa, từ Đàn Xã Tắc đến ngõ Thổ Quan là cùng một khu vực. Như thế, chứng cứ vật chất của làng Việt cổ ở  Đàn Xã Tắc chính là cái lõi sự thật của truyền thuyết ba chị em Phương Dung đánh giặc thời Hai Bà Trưng.

 Xa hơn chút có truyền thuyết Nguyễn Tam Trinh ở Mai Động (Thanh Trì), nàng Tía (Vĩnh Ninh-Thanh Trì), chàng Quách và hai nàng Đinh ở Thượng Cát (Từ Liêm). Tất cả cho thấy khu vực nội thành Hà Nội và các vùng phụ cận Thanh Trì, Từ Liêm đã có khá đông người Việt sinh sống. Họ cần cù lam ăn và sẵn sàng đứng lên chống trả ngoại xâm. Từ thế kỷ VII đến khoảng thế kỷ IX-X, khi mà làng Tô Lịch dần trở thành trụ sở của An Nam đô hộ phủ, làng Việt ở Đàn Xã Tắc vẫn duy trì truyền thống trước đó và có thể nó đã tồn tại đến khi vua Lý Thái Tông quy hoạch xây dựng đàn Xã Tắc năm 1048. 

Thu Hương

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)