Làng Tự Nhiên, vùng đất của thiên tình sử
Làng Tự Nhiên xưa gọi là làng Gòi, thuộc tổng Chương Dương, huyện Thượng Phúc, đạo Sơn Nam. Thời Lê - Nguyễn, làng nằm trên bãi bồi ven sông Nhị Hà (tức sông Hồng) thuộc tổng Vĩnh Hưng, huyện Đông An, phủ Khoái Châu (nay thuộc xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, Hà Nội). Làng Tự Nhiên là mảnh đất gắn liền với thiên tình sử Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung. Bãi cát sa bôi bên làng được gọi là khu Giá Ngự, nơi ngày xưa công chúa Tiên Dung quây màn tắm và gặp chàng trai họ Chử.
Trong cuốn sách “Làng cổ Hà Nội” tập 2, TS Lưu Minh Trị cùng nhóm tác giả đã cung cấp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về tục kiêng, viết, nói dùng tên Thánh. Theo đó, không có múa sư tử (trùng “tử”) chỉ có 2 đội múa rồng, “Dung” gọi là “dong”, đi làm ngoài đồng, bãi không được “chống đòn càn xuống đất chụp nón trên gậy”. Đặc biệt khi rước Tam vị Thánh Tiên: Rước ra thì bà Hồng Vân đi trước (để dẹp đường), còn rước về cũng bà Hồng Vân đi trước (dọn giường, chiếu, xem chỗ ăn, chỗ ở, đảm bảo an toàn cho ông và bà Tiên Dung). Khi đọc văn, kiêng tên Thánh (đọc Tam vị Thánh Tiên), vào đình bỏ nón, mũ, không dùng quần áo ngắn.
Hữu Trưởng