Index was outside the bounds of the array. Nguồn gốc của điệu múa “con đĩ đánh bồng”
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ hai, 09/12/2019 09:31
Nguồn gốc của điệu múa “con đĩ đánh bồng”

“Con đĩ đánh bồng” hay “múa bồng” là một điệu múa dân gian thường thấy trong các lễ hội ở miền Bắc. Điệu múa này đặc biệt ở chỗ nhân vật chính là những chàng trai được trang điểm mặt hoa da phấn, mặc váy vóc và lắc lư điệu múa như những cô gái. Trong cuốn sách “Làng cổ Hà Nội” tập 2, TS Lưu Minh Trị cùng nhóm tác giả đã cung cấp cho bạn đọc hiểu hơn về nguồn gốc và nét đặc sắc trong điệu múa “con đĩ đánh bồng”.

“Con đĩ đánh bồng” là điệu múa đặc sắc của người dân làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội). Tương truyền khi Bố cái Đại Vương Phùng Hưng đóng quân ở làng Triều Khúc đã cho binh lính giả gái nhảy múa để mua vui cho quân sĩ trước ngày đánh trận. Cũng từ đó, điệu múa “con đĩ đánh bồng” được người dân làng Triều Khúc lưu truyền để tưởng nhớ đến vị Thành hoàng làng này mỗi dịp lễ hội. “Con đĩ đánh bồng” giờ đã trở thành một “đặc sản” của Thăng Long-Hà Nội trong các dịp lễ hội mỗi khi tết đến, xuân về. Múa bồng diễn ra trong hai ngày chiều mồng 9 và ngày 12 tháng Giêng tại lễ hội Triều Khúc. Mỗi khi đoàn rước dừng lại và sau khi đám rước đến nơi thì màn múa bồng được diễn ra, sau mỗi tuần tế cũng có xen một màn múa bồng.

Hữu Trưởng

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)