Nhiều cổ vật quý tại đền thờ Phù Đổng Thiên Vương
Làng Phù Đổng là vùng đất gắn liền với truyền thuyết người anh hùng làng Gióng. Sau khi Tháng Gióng thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong Gióng làm Phù Đổng Thiên vương, phong mẹ Gióng là Thánh Mẫu Bảo vương, cho làng có xóm Ban nơi sinh ra Gióng được đặt tên là làng Phù Đổng.
Theo cuốn sách “Làng cổ Hà Nội” tập 2 do TS Lưu Minh Trị làm chủ biên, đền thờ phụng Tháng Gióng là đền Thượng-vốn được xây cất từ vị trí ngôi miếu có từ thời Hùng Vương thứ VI, trên nền đất nhà cũ của mẹ Thánh Gióng. Trong đền hiện có nhiều cổ vật như chiếc ngai thờ từ thời Lê Trung hưng (thế kỷ XVII) được chạm trổ tinh vi, đôi chim mang dáng dấp chạm khắc theo phong cách Trung Hoa do Đặng Thị Huệ cung tiến, một hình hương, nghê đồng, hai thanh kiếm và đôi câu đối do anh em đại thi hào Nguyễn Du cung tiến năm 1818… Hiện đền Thượng còn lưu cả thảy 25 đạo sắc phong (thời Lê 16 đạo, thời Tây Sơn 2 đạo, thời Nguyễn 7 đạo, trong đó xưa nhất là đạo sắc phong năm Kỷ Mùi 1619 đời vua Lê Thần Tông). Đặc biệt, trong đền hiện còn lưu nhiều bộ câu đối trác tuyệt, trong đó có câu đối của Cao Bá Quát: Đáng giặc lên ba hiềm vẫn muộn/Lướt mây tầng chín hận chưa cao.
Hữu Trưởng