Vùng đất Hà Nội mở rộng trong thời Pháp thuộc như thế nào?
Trong cuốn sách “Tư liệu văn hiến Thăng Long-Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương tây trước 1945”, PGS. TS Nguyễn Thừa Hỷ đã có một công trình nghiên cứu về Hà Nội với tên gọi “Vùng đất Hà Nội mở rộng trong thời Pháp thuộc”. Hầu hết những lần thay đổi địa giới hành chính của Hà Nội đều là những dịp thành phố mở rộng diện tích. Thời trung đại, vùng đất Hà Nội mở rộng thuộc lãnh thổ của 2 trấn giáp kinh thành là Sơn Tây và Sơn Nam. Những cuộc tấn công giải phóng Thăng Long của Lê Lợi và Quang Trung cũng đều đi qua ngả phái Tây này. Thời cận đại, Hà Đông-Sơn Tây cũng đã giữ một vai trò quan trọng trong quá trình Pháp xâm lược và chống xâm lược. Kinh tế vùng đất Hà Nội mở rộng thời Pháp thuộc đã bị chi phối, tác động bởi những yếu tố về điều kiện tự nhiên, dân cư, truyền thống văn hóa và những chính sách của chính quyền thực dân thời Pháp thuộc.
Xã hội-văn hóa vùng đất Hà Nội mở rộng thời Pháp thuộc. Cải lương Hương chính ở Hà Đông-cảnh bần của nông dân, một phần do chính sách bóc lột thuế má của chính quyền thực dân, phần khác do tệ nạn nhũng lạm của cường hào làng xã. Tình hình văn hóa-giáo dục vẫn theo chế độ giáo dục Hán truyền thống. Đứng đầu ngành giáo dục cấp tỉnh là một quan Đốc học, cấp phủ là Giáo thụ và cấp huyện là Huấn đạo. Bên cạnh giáo dục, vùng Hà Đông-Sơn Tây thời Pháp thuộc đã sản sinh ra một số gương mặt văn hóa yêu nước và tiến bộ, có nhiều đóng góp như nhà nho cải cách Lương Văn Can, nhà trí thức tân học Nguyễn Văn Vĩnh, nhà thi sĩ lãng mạn lớn Tản Đà.
Hữu Trưởng