Nguyên tắc xây dựng đàn Xã Tắc Thăng Long
Đó là nguyên tắc “tả Tổ Hữu Xã” hay “tả Tông hữu Tắc”, nghĩa là lấy nơi ở và làm việc của nhà vua là trung tâm, thì nhất thiết kiến trúc thờ Tổ tiên nhà vua ở bên Tả (phía Đông), kiến trúc thờ Xã Tắc ở bên hữu (phía Tây). Về nguyên tắc xây dựng này đã được PGS.TS Tống Trung Tín và các cộng sự trong cuốn sách “Di tích khảo cổ học đàn Xã Tắc Thăng Long” trình bày rõ. Theo đó, các kinh đô Việt Nam, Hàn Quốc về cơ bản đều theo nguyên tắc này. Vị trí của đàn Xã Tắc Thăng Long ở bên ngoài Ô Chợ Dừa. Đối chiếu với cấu trúc của kinh đô Thăng Long thì đàn này nằm ở phía Tây Nam, phía ngoài thành Đại La, nghĩa là cũng ở phía Tây của Cấm Thành và Hoàng Thành Thăng Long. Theo thư tịch cổ và các bản đồ Thăng Long thời Lê, Thái Miếu và các miếu thờ tổ tiên của các vương triều Lý Trần Lê đều ở phía Đông của điện Kính Thiên thời Lê (hay điện Thiên An thời Lý Trần).
Thu Hương