Index was outside the bounds of the array. Uy thế của Vương triều Lê với các quốc gia Đông Nam Á
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ hai, 09/12/2019 02:12
Uy thế của Vương triều Lê với các quốc gia Đông Nam Á

Đọc cuốn sách “Vương triều Lê (1428-1527)” do GS. TS Nguyễn Quang Ngọc làm chủ biên, bạn đọc dễ dàng hình dung Đại Việt là một quốc gia lớn hùng mạnh về kinh tế, quân sự trong khu vực Đông Nam Á. Một mặt nhà Lê sơ củng cố các mối quan hệ bang giao hóa hiếu, song cũng kiên quyết sẵn sàng sử dụng các biện pháp quân sự để đáp trả, trấn áp các cuộc biểu hiện chống đối và các hành động gây hấn xâm phạm biên giới Đại Việt.

 Với Chămpa, nhiều đời vua Lê đã có những chính sách phủ dụ, trấn áp linh hoạt và biện pháp cuối cùng mới đem quân chinh phạt. Nhà Lê coi Chămpa là một nước nhỏ. Theo thang giá trị của các nước phong kiến, nước nhỏ phải có trách nhiệm phục tùng nước lớn, phải triều cống theo lệ định. Mối quan hệ bang giao giữa nhà Lê sơ với Ai Lao thể hiện tính chất của mối quan hệ lớn-nhỏ. Với uy quyền của một nước lớn, có thời điểm Đại Việt can thiệp sâu vào công việc của nước Ai Lao. Khi Ai Lao không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ triều cống, nhà Lê sẵn sàng đem quân chinh phạt, buộc Ai Lao phải thần phục. Tương tự châu Ngọc Ma hay Bồn Man đều quy thuận nước Đại Việt, giữ đạo là phận nước nhỏ thường xuyên thực hiện nhiệm vụ triều cống hằng năm. Với một số quốc gia Đông Nam Á khác, nhà Lê sơ bước đầu có mối quan hệ ngoại giao trên cơ sở các nước có mối quan hệ buôn bán với Đại Việt. Những nước Trảo Oa, La La Tư Điện, Xiêm La, Tô Vấn Đạt La... đều giữ quan hệ hòa hiếu, thường xuyên dâng cống phẩm cho Đại Việt.

Hữu Trưởng

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)