Index was outside the bounds of the array. Phân bố kiến trúc ba vòng thành của Thăng Long
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ ba, 10/12/2019 08:40
Phân bố kiến trúc ba vòng thành của Thăng Long

Trong chuyên khảo “Dân cư Thăng Long- Hà Nội” của GS.TS Đỗ Thị Minh Đức- GS.TS Nguyễn Viết Thịnh có nói rõ về phân bổ kiến trúc ba vòng thành của Thăng Long xưa.

Cuốn chuyên khảo ghi rõ:Thăng Long ngay từ khi mới xây dựng đã được kiến trúc ba vòng thành (tam trùng thành quách): vòng ngoài là thành Đại La, có nhiều cửa ra vào, có lính canh gác. Thành Đại La phân cách kinh thành với ngoại thành. Kinh thành là khu vực có dân cư ở, có cả dân thường, quan lại, binh lính; có các khu phố phường, chợ, bến, lại có các làng xóm nông nghiệp; có các cung, phủ của các hoàng tử, thái tử (thường ở phía nam Hoàng Thành). Vòng thành thứ hai là Thăng Long thành(từ thời vua Lê Thánh Tông là Hoàng Thành), là khu vực triều đình làm việc. Vòng thành thứ 3 (Cấm thành, thời Lê Lý gọi là Long thành, thời Trần gọi là Long phụng thành, thời Lê sơ gọi là Cung thành hay Phượng thành) là nơi ở của vua, hoàng hậu, cung tần mỹ nữ.

Mặc dù qua các triều đại, triều đình đều chăm lo xây dựng các công trình kiến trúc cung đình và kiến trúc tôn giáo- văn hóa, đã có một số lần mở rộng Hoàng thành và tu bổ thành Đại La, nhưng sự bố trí trong kinh thành Thăng Long thời Lê, Mạc, Lê- Trịnh (đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVII) không có gì khác với kinh thành Thăng Long thời Lý- Trần. Đến thời Nguyễn, Hoàng thành cũ bị vua Gia Long hạ lệnh phá bỏ sau khi lên ngôi được hơn một năm, do đó lúc này thành Thăng Long chỉ là lị sở của tổng trấn Bắc Thành.

Năm 1805 thành mới được xây dựng(sau này là thành Hà Nội) theo kiểu Vô- băng (Vauban) của Pháp, kích thước mỗi chiều thành khoảng hơn 1km, để làm trấn thành. Bốn xung quanh có hào rộng 15-16m và sâu chừng 5m, sau này đã bị người Pháp cho lấp làm đường, đó là các con đường Hùng Vương, Phan Đình Phùng, Phùng Hưng và Trần Phú ngày nay. Thành Đại La thì bị thu hẹp một phần ở phía tây còn lại vẫn giữ nguyên.

Hà Thu

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)