Chuyện về vùng đất hai vua
Đường Lâm-đất hai vua-là một địa danh cổ ở thị xã Sơn Tây, được xem là bảo tàng lối sống nông nghiệp của người Việt. Đất này là vùng bán sơn địa với 36 ngôi gò lớn nhỏ, làng vùng trước núi con non Tả-Ba Vì. Cái tên Đường Lâm xuất hiện từ khá sớm. Đầu thời Đường là tên của một trong ba huyện của quận Phúc Lộc, gồm: Đường Lâm, Nhu Viễn, Phúc Lộc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử vùng đất này hiện còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng. Đó là di tích khảo cổ học Bến Mả, các di tích thờ các vị anh hùng dân tộc với 7 di tích được xếp hạng di tích cấp Quốc gia, cấp thành phố Hà Nội...
Theo cuốn sách “Làng cổ Hà Nội” tập 1 do TS Lưu Minh Trị làm chủ biên, sở dĩ Đường Lâm được xem là vùng đất hai vua bởi nơi đây là quê hương của Bố cái Đại vương Phùng Hưng và Tiền Ngô Vương Ngô Quyền. Phùng Hưng sinh ra và lớn lên ở làng Cam Lâm, đã lãnh đạo nhân dân đánh thành Tống Bình, đập tan đạo quân xâm lược nhà Đường. Ngô Quyền người làng Cam Lâm đã tiến hành cuộc khánh chiến chống quân Nam Hán, làm nên chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Ông lên ngôi năm 939, thể hiện chủ quyền độc lập của dân tộc, chấm dứt 1.000 năm Bắc thuộc. Hiện nay tại làng Đường Lâm có đình Phùng Hưng, đền và lăng Ngô Quyền, ngoài ra còn có Đình Mông Phụng, chùa Mía, nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh và di tích nhiều nhà cổ. Nhà truyền thống ở Đường Lâm mang đặc trưng ngôi nhà của cư dân nông nghiệp chưa bị tác động nhiều của lối sống đô thị hóa.
Hữu Trưởng