Index was outside the bounds of the array. Người Pháp đánh chiếm thành Sơn Tây
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ ba, 10/12/2019 10:13
Người Pháp đánh chiếm thành Sơn Tây

Sự kiện người Pháp đánh Sơn Tây là một trận chiến quan trọng mang ý nghĩa chốt cuoois cùng của công cuộc chiếm Bắc Kỳ của Pháp, đây là một trận chiến quyết định ở một nới có đị hình hiểm trở. Thấy được vai trò quan trọng của trận chiến này PGS. TS Phan Phương Thảo đã thể hiện khá rõ trong cuốn “Biên niên lịch sử Thăng Long - Hà Nội” (Phần bổ sung) thuộc Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II do Nhà xuất bản Hà Nội làm chủ đầu tư và ấn hành.

Trong những năm 1882 - 1883, người Pháp thực hiện kế hoạch mở rộng địa bàn viễn chinh ra toàn bộ xứ Bắc Kỳ. Tỉnh Sơn Tây là một trong những địa điểm chủ chốt bởi địa thế của Sơn Tây nằm án ngữ mặt phía Tây của Hà Nội, trên tuyến đường từ biên giới Việt - Trung tiến về miền đồng bằng. Đây là một trục tuyến quan trọng, là “tiêu điểm chính của sự liên minh Trung Hoa - An Nam”. Vì vậy, Đô đốc chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Kỳ lúc bấy giờ là Courbet đã xác định phải làm chủ bằng được Sơn Tây.

Hòa ước Harmand (hay Hòa ước Quý Mùi) ra đời ngày 25 tháng 8 năm 1883, do Nguyễn Trọng Hợp cùng Trần Đình Túc ký kết với Harmand. Về cơ bản, kể từ đây triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận sự bảo hộ của đế quốc Pháp.

Trong đó có ba điều khoản liên quan nhiều đến Bắc Kỳ, đó là: triều đình phải triệt hồi số quân lính đã đưa ra Bắc Kỳ (khoản 4), để Pháp đóng những đồn binh dọc theo sông Hồng và những nơi xét thấy cần thiết (khoản 21) và Pháp có toàn quyền xử trí đội quân Cờ Đen (khoản 22).

Vì thế, hiệp ước này đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ trong nhân dân Việt. Riêng ở Bắc Kỳ, bất chấp lệnh bãi binh của vua Hiệp Hòa, quân và dân ở đây vẫn tiếp tục đứng lên kháng Pháp. Thấy không thể bình ổn Bắc Kỳ bằng lệnh của triều đình Huế, đầu tháng 12 năm 1883, sau khi có viện binh, thực dân Pháp liền mở nhiều cuộc đánh chiếm các tỉnh thành, như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Hóa, Tuyên Quang..., và mục tiêu đầu tiên là thành Sơn Tây do Đề đốc Lưu Vĩnh Phúc và đội quân Cờ Đen của ông trấn giữ.

Bởi lúc bấy giờ ở Bắc Kỳ có hai trung tâm kháng Pháp mạnh, đó là Sơn TâyBắc Ninh. Nhưng không thể đánh Bắc Ninh trước được, vì ở đó lính thủy và lính bộ khó tiếp ứng nhau; và vì ngại khi kéo quân đi, thành Hà Nội sẽ trống, có thể bị Hoàng Tá Viêm hay Lưu Vĩnh Phúc đến công phá.

Sau một tháng rưỡi chuẩn bị, ngày 14-12-1883, Courbet mở cuộc tấn công đánh chiếm Sơn Tây. Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên lúc đó là Hoàng Kế Viêm - một tướng lĩnh giàu kinh nghiệm. Ông đã chiêu mộ những toán quân Cờ Đen, dưới sự chỉ huy của viên thủ lĩnh tài giỏi là Lưu Vĩnh Phúc, đồn trú trong thành Sơn Tây. Tuy nhiên, khi chiến sự xảy ra, Hoàng Kế Viêm bị triệu về kinh đô Huế. Lúc này, Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy khoảng hơn 10.000 binh lính (2000 quân Cờ Đen thiện chiến, 8000 quân chính quy Trung Hoa do Dương Cảnh Tùng chỉ huy và quân đội An Nam) đồn trú trong tòa thành, kiên trì chống trả lại quân Pháp. Trận kịch chiến diễn ra suốt ngày 14-12 ở lũy Phù Sa bất phân thắng bại. Nhiều lính và sĩ quan Pháp tử thương. Suốt đêm đó, quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc không để cho quân Pháp lúc nào được yên, đến nỗi hải quân bộ binh đã phải gọi đó là một đêm khủng khiếp.

Ngày 15 - 12, quân Pháp chiếm được từ đồn Phù Sa đến quá ngoại vi cửa Bắc qua đến ven làng Phú Nhi, nghĩa là chiếm được một phần thành Sơn Tây về phía sông Hồng qua đến xóm Lò Gốm gần cửa Tây.

Ngày 16 - 12, quân Pháp tấn công thành Sơn Tây. Quân ta từ cửa Tây định đánh bật cửa hữu của địch ra phía sông Hồng nhưng bất thành. Quân Pháp đánh cửa Tây, chặn đường rút lui của quân ta về Hưng Hóa. Tất cả đại bác của quân Pháp đều tập trung hỏa lực vào thành. Đến 17 giờ, địch tiến lại vách thành. Bấy giờ, tên Việt gian Lương Văn Đạt thừa đêm tối lén cắm cờ tam tài của Pháp lên cột cờ. Quan quân thấy cờ Pháp tưởng thành đã thất thủ nên đội ngũ rối loạn. Quân Pháp thừa thế tiến lên phá đổ cửa Tây rồi tràn vào thành. Trước sức chiến đấu của quân ta, quân Pháp chỉ chiếm được cửa Bắc và cửa Tây. Sau đó, quân ta lui về Hưng Hóa. Thành Sơn Tây thất thủ.

Cả Lưu Vĩnh PhúcHoàng Tá Viêm đều cậy vào quân mà ít cậy vào dân, cả hai đều cố giữ thành trì, cho rằng mất thành là mất tỉnh, cái chết ở chỗ đó. Sau trận mở màn ở Sơn Tây, rồi vài trận kế tiếp nữa Pháp và Thanh lại thương nghị, và lần này Pháp có vị trí vững vàng hơn vì đã lấy được thành Sơn Tây cùng vài tỉnh thành khác, và đã có hòa ước Harmand ở Huế. Trong lúc đó, triều đình Huế lại xem cuộc chiến tranh ngoài Bắc như việc riêng giữa Pháp và Thanh, không chịu thừa cơ Thanh - Pháp chiến tranh để hô hào toàn quốc nổi lên kháng ngoại xâm. Như thế là bỏ qua cơ hội thuận tiện cuối cùng để giành lại chủ quyền cho đất nước.

                                                                                                                  Lê Sơn

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)