Index was outside the bounds of the array. Thăng Long chống xâm lược Minh (1407 – 1427 )
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ ba, 10/12/2019 10:13
Thăng Long chống xâm lược Minh (1407 – 1427 )

Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của đất nước ta nhân dân ta nhất tề đứng lên đấu tranh trong đó cuộc đấu tranh chống lại giặc Minh (1407 - 1427) đã kéo dài và kết thúc cuộc đấu tranh thời kỳ này bằng khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi. Sự kiện này ảnh hưởng khá lớn xoay chuyển nhiều vấn đề về gia đình và xã hội. GS.TS Lê Thị Quý nêu một cách khái quát về cuộc đấu tranh này của nhân dân Đại Việt  nói chung và  nhân dân Thăng Long thời kỳ đó nói riêng đã đấu tranh một cách mạnh mẽvà giành thắng lợi. Cuốn sách “Gia đình Thăng Long - Hà Nội” thuộc Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến do Nhà xuất bản Hà Nội làm chủ đầu tư và ấn hành.

         Chỉ 6 năm trong thời nhà Hồ, nhà Minh phái 80 vạn quân sang xâm lược Đại Việt. Cuộc kháng chiến do nhà Hồ lãnh đạo bị thất bại. Đông Đô bị giặc Minh đổi tên là Đông Quan, trở thành sào huyệt của địch. Chúng phá hoại các di sản văn hóa. Chuông Quy Điền của chùa Một Cột, tháp chùa Báo Thiên bị phá để lấy đồng đúc súng đạn. Sách vở bị thiêu, bia đá bị đập.

         Năm 1418 cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ. Sau khi giải phóng phía Nam, năm 1426 nghĩa quân đánh ra Đông Quan. Khí thế của quân khởi nghĩa rất mạnh và được nhân dân ủng hộ. Lê Quý Đôn viết:” Sau khi vua (Lê Lợi) tới thành Đông Đô ba ngày, hào kiệt các lộ , nhân dân các phủ huyện và tù trưởng các biên trấn kéo nhau đến cửa dinh đông nghịt, thảy đều tình nguyện giúp sức đánh phá các thành. Vua cho dẫn các người vào bệ kiến , phủ dụ an úi và giảng cho biết lẽ lui tới; Các sỹ phu và các thứ dân đều yết kiến, vua đều niềm nở tiếp đãi, rồi tùy tài cao thấp của từng người, cho liệt vào các chức, ban hành cả lệ thưởng phạt để cho mọi người biết sự khuyên răn. Ai nấy đều cảm kích…Vua lại ban lời dụ rằng: Có bậc văn nhân tài tử nào chưa ra làm quan, mà có thể viết thư đưa vào thành Đông Đô, khuyên được tướng tá trong đó mở cửa thành ra hàng hoặc giảng hòa để về nước sẽ đặc cách trọng dụng ngay.”( Lê Quý Đôn, 2012).

         Trong khi đánh giặc, vua có các chính sách bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân như tháng 12, vua ra lệnh cấm quân sỹ không được chặt phá cây cối, hoa quả, cướp bóc tài sản của nhân dân. Vua cũng không trừng trị nặng những người vì hoàn cảnh mà bị giặc bắt phải theo. Năm 1427, vua ra lệnh cho người trong nước: người nào có cha mẹ vợ con, anh em, tôi tớ hoặc họ hàng đã trót theo quân giặc ở trong thành, cho phép tự nguyện trèo lên thành, chờ sau khi phá được thành sẽ đưa về gia đình. Nếu không khai, đến khi phá được thành, lại tư túi tranh nhận xin về chung sống, sẽ trị tội theo quân luật”

          Thấu hiểu tình trạng gia đình ly tán, khổ sở vì chiến tranh. Sau trận thắng ở Thị Cầu, vua ra lệnh:” Người trong nước, ai có vợ con hoặc anh em đã bị quân giặc ở các thành cướp bắt làm vợ, làm thiếp hoặc làm tôi tớ, nay chúng đã ra hàng, nếu chủ nhân có thể cùng tham gia đánh vào thành Đông Quan, chém được hoặc bắt được giặc, sẽ cho tra hỏi tìm người thân thích cho họ giao cho lĩnh về và người có chiến công vẫn được thưởng cấp bậc, tùy theo từng hạng”( Lê Quý Đôn, 2012)

          Cuộc chiến đấu chống giặc Minh vô cùng gian khổ và quyết liệt kéo dài tới 10 năm: “ Khi Linh Sơn, lương cạn mấy tuần; Khi Khôi huyện quân không một lữ “ và cuối cùng là chiến thắng huy hoàng: ”Rút cục, lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn; Lấy chí nhân mà thay cường bạo; Trận Bố Đằng như sấm vang chợp giất; Trận Trà Lân như trúc chẻ, tro bay” ( Nguyễn Trãi, Bình Ngô Đại cáo)

         Sau hơn 1 năm ( 22/11/1426  - 3/1/1428 ) chiến dịch giải phóng Đông Quan đã thắng lợi, nhiều địa danh đi vào lịch sử : bản doanh vua Lê ở Đông Phù Liệt, Bồ Đề, những trận đánh ở cầu Nhân Mục, Mễ Trì… và hội thế ở phía nam thành Đông Quan, nơi quân Minh cam kết rút quân về nước. Ngày 3/1/1428 toán quân Minh cuối cùng rời khỏi Đông Quan. Đại Việt hoàn toàn thắng lợi.

Thắng lợi này đã bước đầu cổ vũ tinh thần đấu tranh của cả dân tộc và nhân dân Thăng Long trong những lần chống giặc ngoại xâm sau này. Thắng lợi khởi nghĩa Lam Sơn cũng làm cơ sở quan trọng cho cách mạng và từ đó chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm quan trọng cho cách mạng Việt Nam trong những giai đoạn sau. Qua đây thấy được ý chí đấu tranh bất khuất truyền thống yêu nước nong nàn của nhân dân ta, dân tộc ta trong đó đặc biệt là nhân dân Thăng Long.  Với truyền thống tốt đẹp đó nhân dân ta tiếp tục được khích lệ để giành được những thắng lợi vẻ vang sau này trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và cũng là những bài học được các thế hệ học sinh đón nhận vừa là một bài học bổ ích và cũng là một niềm tự hào lớn lao để các thế hệ sau tiếp bước ông cha mình.

                                                                                                            Lê Ngân

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)