Phát triển không gian đô thị và sự thay đổi tài nguyên vị thế nội bộ thành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội phát triển từ một thành phố đơn tâm. Trước đây, các hoạt động dịch vụ chủ yếu tập trung ở lõi đô thị, đặc biệt là ở khu vực quận Hoàn Kiếm, một phần các quận Hai Bà Trưng, Ba Đình và Đống Đa. Sự phát triển giao thông đô thị là một phần quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, nhưng cũng là nhân tố có ảnh hưởng rõ nhất làm thay đổi cấu trúc không gian đô thị. Hà Nội năm 2014 đã có quy mô dân số khoảng 7,3 triệu người, trong đó dân số thành thị khoảng 3,6 triệu người. Hà Nội lại là một đầu mối giao thông vận tải lớn. Vì thế, một trong những ưu tiên trong phát triển giao thông ở Hà Nội thời gian qua là mở rộng một số tuyến giao thông huyết mạch nối nội thành với ngoại thành, đồng thời quy hoạch và xây dựng hoàn chỉnh các tuyến đường vành đai (vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3; sau này là đường vành đai 3,5 và vành đai 4).
Sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị đã làm thay đổi căn bản địa tô chênh lệch 1 của các loại đất ở đô thị, vốn gắn với đặc điểm của vị trí địa lí của thửa đất. Nếu như trước đây, giá đất giảm rất nhanh khi đi từ trung tâm về phía ngoại thành, thì nay, giá đất đang tăng lên nhanh ở các vùng ven. Các khu đô thị mới phát triển bám theo các trục giao thông thuận lợi, đặc biệt là các đường vành đai. Cấu trúc không gian đô thị đang và tiếp tục có nhiều thay đổi, rõ nhất là ở các quận Cầu Giấy và Nam Từ Liêm.
Từ góc nhìn của các nhà địa lí để thấy sự bắt kịp với tốc độ phát triển đô thị cũng như dân số đông là việc phải mở rộng, nâng cấp, xây mới hệ thống giao thông nội đô cũng như các tuyến vành đai liên tỉnh.
Thu An