Index was outside the bounds of the array. Truyền thuyết về làng Canh Hoạch-làng đa nghề
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ năm, 12/12/2019 10:00
Truyền thuyết về làng Canh Hoạch-làng đa nghề

Làng Canh Hoạch tên Nôm là Kẻ Vác. Theo giải thích dân gian, xa xưa nơi đây có nhiều lau sậy mọc trên vùng sình lầy, hàng đàn cò vạc về trú ngụ nên người ta gọi là làng Vạc, sau gọi lái là Vác. Lại có truyền thuyết cho rằng, vùng đất Canh Hoạch là nơi quân lính của Hùng Duệ Vương trên đường hành quân đã dừng chân, dân làng mang nhiều vạc to nấu cơm cho quân lính nên gọi là làng Vạc. Một thuyết khác lại lý giải, xưa kia đình làng đông đúc người các nơi về đây khuân vác thuê nên làng được gọi là làng Vác. Ban đầu làng là Cổ Hoạch Thượng trang, sau đổi thành Canh Hoạch ý chỉ là cấy trồng, thu hoạch thể hiện bản chất lao động cần cù và ước vọng nông nghiệp của người dân địa phương.

 Theo cuốn sách “Làng cổ Hà Nội” tập 1 do TS Lưu Minh Trị làm chủ biên, làng Canh Hoạch còn được biết đến là làng đa nghề. Canh Hoạch nổi tiếng là nghề làm quạt giấy, đến nay dân gian vẫn còn lưu truyền câu ca: Hỡi cô thắt giải bao xanh/Có về Canh Hoạch với anh thì về/Canh Hoạch ít ruộng nhiều nghề/Yêu nghề đan quạt giấy hay nghề đan khua. Ngoài ra, làng Canh Hoạch còn nổi tiếng với nghề làm lồng chim, làm đòn gánh. Vì vậy mà làng Vác được công nhận là Làng nghề chế biến lâm sản. Phố Vác mới phần lớn là các hộ kinh doanh tre nứa, còn có một số gia đình kinh doanh lồng chim, đồ thờ cũng nhiều mặt hàng đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống hiện đại.

Hữu Trưởng

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)