Index was outside the bounds of the array. Lời ăn tiếng nói của người Hà Nội qua góc nhìn của Nguyễn Kim Thản
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ năm, 12/12/2019 01:52
Lời ăn tiếng nói của người Hà Nội qua góc nhìn của Nguyễn Kim Thản

Nói đến người Hà Nội, nhiều người sẽ nghĩ đến câu thơ: “Chẳng thơm cũng thể hoa Nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Vậy tiếng Hà Nội có đặc trưng như thế nào? Người Hà Nội ăn nói ra sao? Đó cũng chính là những vấn đề mà cố PGS. TS Nguyễn Kim Thản đặt ra và lý giải trong công trình “Lời ăn tiếng nói của người Hà Nội” thuộc Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến. Trong cuốn sách này, tác giả đã vận dụng những nền tảng lý thuyết ngôn ngữ kết hợp với việc khảo sát sự biến đổi của lời nói qua cuộc sống sinh hoạt đời thường dưới ảnh hưởng của những yếu tố lịch sử, địa lý để chỉ ra những đặc trưng cơ bản của tiếng Hà Nội.

Mặc dù được chắp bút từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước nhưng đến nay cuốn “Lời ăn tiếng nói của người Hà Nội” vẫn còn nguyên tính thời sự, là thực trạng của việc nói năng và sự cần thiết phải trau dồi để lời nói có tính văn hóa, đúng chuẩn mực ngôn ngữ dân tộc. Quan trọng hơn, tác giả muốn nhấn mạnh tiếng nói qua cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ có thể khẳng định nét bản sắc văn hóa đặc trưng của người Hà Nội. Đó là sự thanh tao, lịch thiệp trong ứng xử, đối đãi, giao tiếp. Văn hóa Hà Nội được tạo nên từ chính những điều giản dị, quen thuộc, đời thường từ lời ăn, tiếng nói hằng ngày.

Hữu Trưởng

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)