Tết Hà Nội 80 năm trước thế nào?
Thông qua “Hà Nôi ngày ấy” tác giả Nguyễn Bá Đạm đã hồi tưởng về một khung cảnh Tết Hà Nội 80 năm về trước đông đúc, nhộn nhịp và có những phong tục đặc sắc. Từ việc chuẩn bị Tết ra sao, ăn thế thế nào đến việc làm cỗ, cúng bái, đi chùa... đều được tác giả kể rất chân thực, phong phú. Có thể tới sở thích đi vãn cảnh ở nơi xa như chùa Hương, chùa Hưng Ký rồi ngồi xem người ta đắp mộ cảnh Diêm Vương ngồi xử tội những kẻ bất hiếu với cha mẹ, lừa thầy phản bạn, cướp của giết người... Những người ở ngoại thành lại thích đến vườn bách thú hoặc đến thăm nhà cô Bé Tý-một cô đồng nổi tiếng thời đó.
Tết Hà Nội 80 năm trước, giáp cạnh ven hồ Gươm có Hội quán Khai trí Tiến Đúc, chăng đèn kết hoa, các hội viên tổ chức vịnh Kiều, thi thơ, đánh tổ tôm điếm. Rạp Quảng Lạc, Hiệp Thành vào tối hôm mùng Năm đã diễn tuồng và cải lương. Các rạp chiếu bóng thuần là phim đen trắng và không có tiếng nói nên không thu hút được mấy người xem. Thông thường các gia đình sẽ làm lễ hóa vàng ngay hôm mùng Ba, còn gia đình giàu sang chậm hơn một hôm vào ngày mùng 4. Họ làm cỗ mới ông bà thông gia hay bạn bè thân thiết. Cỗ Tết thời đó cũng khác nhau tùy theo điều kiện của từng gia đình, nhưng nhất thiết phải có thịt đông, cá kho, dưa hành mới ra ngày Tết. Nhìn chung, Tết Hà Nội ngày nay so với Tết 80 năm trước vẫn còn giữ được nhiều phong tục đáng quý, chỉ có cách thức đón Tết và vui chơi ngày Tết mỗi thời mỗi khác.
Hữu Trưởng