Vấn đề quản lý và khoa học phục vụ quản lý ở Thăng Long – Hà Nội
Lý Công Uẩn xuống chiếu độ dân làm sư, coi Phật giáo là quốc giáo. Nhà Lý cho xây dựng nhiều chùa chiền để người dân có nơi tụng kinh niệm Phật. Các nghi thức tôn giáo được thực hiện nhất quán từ nhà vua tới người dân. Mồng một hàng tháng, mùa xuân hàng năm, vua tôi mở tiệc chay, bầy nghi thức hương hoa để cầu an.
Nhiều vua Trần rất chú ý gây dựng ý thức gần dân, tạo dự gắn bó gần gũi giữa vua quan - tướng sĩ - thần dân. Sử sách đã có những ghi chép về các quy định và sự kiện của các vị vua nhà Trần, cho thấy nhà Trần là triều đại phong kiến thân dân nhất.
Nhà Lê tiếp nối truyền thống trước, nhất là Lê Thánh Tông là vị vua sớm nhận ra và khéo khai thác, kết hợp những hạt nhân hợp lý giữa những nguyên lý trị nước của đạo Nho với truyền thống cộng đồng công xã vốn bắt rễ trong cuộc sống lâu đời của người Việt và đang còn sức sống tiềm tàng ở mỗi một làng quê. Sự trở lại của các phương thức tổ chức và quản lý nông thôn truyền thống là phương tiện là điều kiện để Lê Thánh Tông dẫn dắt nông thôn Đại Việt vào thời kỳ “thái bình”, thịnh trị”, trở thành mực thước, khuôn mẫu cho các đời sau.
Thời chính thể dân chủ cộng hoà, là chính quyền của dân – do dân – vì dân, Đảng và Nhà nước ta đã luôn đứng trên quan điểm “lấy dân làm gốc” để xây dựng và tổ chức thực hiện mọi chủ trương chính sách xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ chủ quyền và độc lập quốc gia. Phương châm “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” được quán triệt xuy suốt trong mọi đường lối chính sách, hướng tới sự đồng tâm nhất trí trong toàn thể cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân. Nhờ đó mà chúng ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám thành công; khai sinh ra nước Việt Nam độc lập, cắt đứt xiềng xích thực dân làm cho chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới bị diệt vong; đã chiến thắng oanh liệt hai đế quốc to là Pháp và Mỹ với lực lượng hùng hậu gấp trăm lần chúng ta, làm phá sản nhiều âm mưu của chủ nghĩa thực dân mới; thực hiện thống nhất nước nhà, cùng chung sức xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội với tốc độ phát triển khá; mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia trên thế giới; vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Quan điểm của chúng ta là “Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các quốc gia, các dân tộc trên thế giới”, sẵn sãng làm bạn với tất cả các quốc gia, các dân tộc trên thế giới”, sẵn sàng bỏ qua quá khứ để nhìn tới tương lai khi bắt tay hợp tác với những nước vốn trước đây đã từng đem quân xâm lược đánh chiếm nước ta và gây nên biết bao tổn thất nặng nề cho đất nước và nhân dân Việt Nam. Chúng ta khẳng định hết sức tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, coi đó là những nguồn lực quan tọng để cùng với các nguồn lực trong nước làm cơ sở cho Việt Nam xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Đó là quan điểm đúng đắn trong bối cảnh toàn cầu hoá và mở rộng hợp tác của thế giới ngày nay.
Chính nhờ biết khai thác tốt các mặt thiên thời, địa lợi, nhân hoà mà nhiều thời kỳ đất nước ta được thịnh trị, yên bình, nhân dân yên vui làm ăn, xã hội phát triển. Và cũng nhờ đó, đặc biệt biết khơi dậy lòng yêu nước để toàn dân nhất trí đồng lòng mà chúng ta đã chiến thắng oanh liệt nhiều lần quân nhà Tống, quân Nguyên – Mông, quân nhà minh, quân nhà Thanh sang đánh chiếm nước ta, đã dẹp được âm mưu đánh phá của Chiêm Thành và rồi lại mở mang được bờ cõi nước Nam. Đặc biệt ở thời đại Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã làm nên nhiều kỳ tích có thể ghi vào những trang hào hùng của lịch sử thế giới với Cách mạng tháng Tám năm 1945 lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, với giải phóng Thủ đô, với chiến thắng Điện Biên Phủ trên không trấn động địa cầu, với Đại thắng mùa Xuân 1975 - giải phóng miền Nam thống nhất đất nước…
Hiện nay, việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đặt ra nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu thiết kế phù hợp với đặc điểm, truyền thống dân tộc và trình độ phát triển của xã hội. Đặc biệt, phải gắn với việc bảo tồn, phát huy các giá trị và bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp truyền thống - hiện đại trong quản lý bao hàm cả xây dựng và cải tạo, gạn lọc kế thừa và phát huy trên tinh thần đổi mới; khắc phục những lực cản về tư tưởng, tâm lý, tập quán thói quen của quá khứ đối với sự phát triển, phù hợp yêu cầu của đất nước và thời đại để tạo nên sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn trong quản lý xã hội, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước nên vấn đề quản lý và xây dựng Thủ đô phát triển văn minh, hiện đại đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng dù thế nào thì các cấp chính quyền của Hà Nội phải phục vụ dân, do dân và vì dân.
Lan Ngọc
Nhà xuất bản Hà Nội