Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ năm, 06/08/2015 04:45
Ý nghĩa của việc giải phóng Thủ đô với công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước

Ngày 10 tháng 10 năm 1954, Thủ đô Hà Nội - trái tim của Tổ quốc, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được giải phóng. Điều này có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với việc xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thực hiện công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước trong 60 năm qua.

 
Ngay sau khi giải phóng, phát huy truyền thống tốt đẹp của người Tràng An, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, trực tiếp là Đảng bộ Thủ đô, Hà Nội đã nhanh chóng khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, trở thành hậu phương vững chắc của tiền tuyến lớn miền Nam, xứng đáng là lương tâm của thời đại”; “Thủ đô của phẩm giá con người”. Bước vào thời kỳ đổi mới, phát huy ý nghĩa vẻ vang của một Thủ đô giải phóng, Hà Nội nhanh chóng vươn lên, đổi mới tư duy, phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, trở thành “thành phố vì hòa bình”, đóng góp quan trọng vào “thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử” của công cuộc đổi mới hiện nay.
 
Thủ đô Hà Nội giải phóng góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau khi tiến vào Hà Nội, bộ đội ta tiếp quản nhanh gọn toàn bộ hệ thống vị trí quân sự của địch, các công trình lợi ích công cộng, xí nghiệp, bệnh viện, trường học công sở của thực dân Pháp và Chính phủ Bảo Đại như Phủ toàn quyền cũ, Bắc Bộ phủ, khu Đồn Thủy, khu Bờ Hồ, ga, sân bay Gia Lâm, sân bay Bạch Mai… Thủ đô giải phóng là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Hà Nội và của cả nước sau 9 năm kháng chiến đầy hy sinh, gian khổ. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh sau 8 năm lên Việt Bắc lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp đã về lại Thủ đô.
 
Công cuộc cải tạo và xây dựng Thủ đô theo con đường xã hội chủ nghĩa có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà. Sự phát triển của Thủ đô không chỉ tác động toàn diện đến quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc mà còn phản ánh sự vững mạnh của đất nước, của chế độ mới, một nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam.
 
Hà Nội gánh chịu những hậu quả nặng nề về kinh tế, văn hóa, xã hội do trải qua 70 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Về chính trị, tàn dư của chủ nghĩa thực dân cũ còn rất nặng nề, các công sở bị thực dân Pháp phá hoại hoặc tháo dỡ chuyển đi. Khi tiếp quản, trong tổng số 137 công sở ở Thành phố có 25 công sở bị thiệt hại nặng nề về tài sản, không thể tiếp tục làm việc ngay được; 31 công sở tài sản chỉ còn lại một phần nhỏ. Chế độ thuộc địa do thực dân Pháp thiết lập đã sụp đổ, nhưng những tàn dư của chế độ đó để lại gây khó khăn lớn trong việc xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân ở Hà Nội.
 
Về kinh tế, công nghiệp Hà Nội rất nhỏ bé, lạc hậu. Khi tiếp quản, các nhà máy và xí nghiệp ở Hà Nội hầu hết đã ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, trừ nhà máy điện, nước, ga. Máy móc bị tháo dỡ gần hết đưa đi hoặc bị phá hủy nặng nề. Nông nghiệp ngoại thành có lúa và màu, rau và hoa. Ruộng đất bị hoang hóa do chiến tranh, kỹ thuật lạc hâu, công cụ sản xuất thô sơ, thiếu sức kéo nên bị kiệt quệ. Thương mại, thương nghiệp, dịch vụ là nét đặc trưng nổi bật nhất về kinh tế thành phố do Pháp để lại.
Về văn hóa - xã hội, Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan khoa học, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật của cả nước. Khi kháng chiến bùng nổ, đa số trí thức, văn nghệ sĩ Hà Nội đi theo phục vụ kháng chiến, chỉ còn số nhỏ ở lại… Văn học nghệ thuật không có thành tựu và đóng góp gì đáng kể. Những nọc độc của văn hóa thực dân nô dịch làm cho văn hóa dân tộc bị mai một dần.
 
Từ năm 1954 đến năm 1965, trải qua ba kế hoạch khôi phục, cải tạo và phát triển hòa bình, nhân dân Hà Nội đã: “…hăng hái phấn đấu làm cho mọi ngành hoạt động của Thủ đô ngày thêm phát triển, để làm gương mẫu, để dẫn đầu cho nhân dân cả nước ta trong công cuộc củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong khắp cả nước ta, để xây dựng một đời sống sung sướng, tươi đẹp, thái bình mãi mãi cho con cháu chúng ta”.
 
Hà Nội đã nhanh chóng ổn định đời sống và lao động sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục sản xuất nông nghiệp và công nghiệp theo hướng xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ và phồn vinh.
 
Những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, an ninh quốc phòng từ khi Thủ đô giải phóng làm cho Hà Nội đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử. Bộ măt thành phố, xã hội, con người Hà Nội đều đổi mới. Hà Nội thực sự trở thành trung tâm vững chắc của cách mạng cả nước.
 
 
Ngô Duy
 
Nhà xuất bản Hà Nội
 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)