Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ tư, 09/09/2015 09:40
Mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội đến năm 2020

Trong điều kiện mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hoạt động xuất khẩu có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung cũng như đối với Hà Nội nói riêng. Nghị quyết 15NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIII đã chỉ rõ: “Xây dựng Hà Nội thành trung tâm xuất nhập khẩu hàng đầu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng của cả nước”.

 
Để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ quan trọng mà Bộ Chính trị và Đảng bộ Thành phố đề ra trong lĩnh vực phát triển thương mại quốc tế thì vấn đề đầu tiên Thành phố Hà Nội cần phải thực hiện đó là mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa. Công tác phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của Hà Nội còn chậm gặp nhiều khó khăn và thách thức không nhỏ.
 
Giai đoạn 2001 - 2010 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chưa đạt mục tiêu đề ra và chưa khai thác được triệt để tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 1.502 triệu USD năm 2001 lên 7990,1 triệu USD năm 2010. Tương quan tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Hà Nội là 1,37 lần trong khi của cả nước là 2,3 lần. Tuy kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục qua từng năm nhưng chưa đạt bằng mức tăng chung của cả nước.
 
Số lượng và quy mô thị trường xuất khẩu về cơ bản đã thực hiện được chủ trương đa dạng hóa thị trường và đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, tích cực thâm nhập, tạo chỗ đứng ở các thị trường mới. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội đã có những thay đổi lớn trong thời gian qua. Các nước thuộc khu vực châu Á đã nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu chính của Hà Nội, tỷ trọng mà các nước này chiếm ngày càng tăng. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu gặp nhiều thách thức do chất lượng hàng hóa xuất khẩu thấp. Khả năng cạnh tranh về giá cũng gặp khó khăn do giá đầu vào của sản xuất cao, nhiều nguyên liệu phải nhập khẩu. Ngoài ra, khía cạnh dịch vụ trước, trong và sau xuất khẩu của doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô còn nhiều bất cập do hệ thống ngân hàng chưa phát triển và hệ thống viễn thông quốc tế mới hình thành.
 
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Hà Nội là nông sản, dệt may, giày dép, điện - điện tử, thủ công mỹ nghệ. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực chiếm từ 70 - 80% tổng kim ngạch, trong đó riêng hàng nông sản và dệt may chiếm 23,22% kim ngạch xuất khẩu của năm 2010. Tuy nhiên có thể thấy sự suy giảm tỷ trọng của hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực như nhóm hàng nông sản giảm từ 15,78% năm 2006 xuống còn 10,86% năm 2010, nhóm hàng dệt may giảm từ 15,80% xuống còn 12,36%, nhóm hàng giày dép và sản phẩm từ da giảm từ 3,04% xuống 2,34%. Điều này chứng tỏ cơ cấu hàng xuất khẩu của Hà Nội đã chuyển dịch theo hướng đa dạng hơn, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng mới như hàng điện tử, kim khí, phần mềm…
 
Các thị trường xuất khẩu của Hà Nội chiếm tỷ trọng lớn đó là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN. Nhiều doanh nghiệp Hà Nội đã tích cực tìm kiếm, xâm nhập các thị trường mới như châu Phi và khôi phục các thị trường truyền thống như Nga và SNG. Riêng thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản đang gặp khó khăn, kết quả xuất khẩu không ổn định, tốc độ tăng trưởng hàng năm lúc tăng lúc giảm.
 
Mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu của Hà Nội tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đạt 13 -14%/năm giai đoạn 2016 - 2020, trong đó tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đạt 8-10%/năm.
 
Dự báo đến năm 2020, thị trường xuất khẩu trọng điểm của Hà Nội là khu vực thị trường châu Âu, châu Á, châu Mỹ với tỷ trọng lần lượt như sau:
 
TT
Thị trường
Năm 2015
Năm 2020
1
EU
22-23%
23-24%
2
Hoa Kỳ
19-20%
20-21%
3
Nhật Bản
14-15%
15-16%
4
ASEAN
13-14%
13-14%
5
Trung Quốc
12-13%
13-14%
6
Hàn Quốc
3%
3%
7
Nga, SNG
2%
2%
8
Australia
1,5%
1,5%
9
Nam Phi
1,5%
1,5%

Để đạt được mục tiêu trên Thành phố Hà Nội cần hoàn thiện một số cơ chế chính sách như: Chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đầu tư trực tiếp và gián tiếp, đặc biệt đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực sản xuất phục vụ cho xuất khẩu; chính sách chuyển đổi cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng tập trung phát triển những sản phẩm mà Hà Nội có lợi thế…
 
Thành phố cần có kế hoạch hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế, xây dựng và thực thi các chương trình xúc tiến thương mại… Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo thị trường, đổi mới và nâng cao chất lượng thông tin, tạo dựng thương hiệu, nhãn hiệu thương mại cho hàng hóa xuất khẩu. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng phục vụ cho công tác phát triển và mở rộng thị trường.
 
Về phía doanh nghiệp, để đạt được mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa các doanh nghiệp cần phải: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo thị trường; Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu; Tổ chức tốt hoạt động tạo nguồn và mua hàng xuất khẩu nhằm giúp cho doanh nghiệp có nguồn hàng xuất khẩu ổn định; Tăng cường cải tiến công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm;…
 
Trần Duy tổng hợp
 
Nhà xuất bản Hà Nội
 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)