Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ sáu, 08/01/2016 11:00
Thêm một nguồn sử liệu về mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thế kỷ XVII

Cuốn Khâm định An Nam kỷ lược - một sử liệu về quan hệ bang giao của Đại Việt và triều Thanh. Bản thảo được dịch giả Nguyễn Duy Chính nghiên cứu, biên dịch trong suốt nhiều năm sẽ ra mắt bạn đọc trong năm 2016.

 
Trong Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn I, Nhà xuất bản Hà Nội đã tổ chức dịch và xuất bản nhiều công trình cung cấp tư liệu cho các nhà nghiên cứu. Trong các nguồn tư liệu đó, có cả các nguồn sử liệu của các nước có mối quan hệ trực tiếp với Việt Nam như Trung Quốc với Thanh thực lục, Minh thực lục. Tiếp tục Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II, Nhà xuất bản Hà Nội đã tiếp tục tổ chức nghiên cứu biên dịch cuốn Khâm định An Nam kỷ lược - một sử liệu về quan hệ bang giao của Đại Việt và triều Thanh. Bản thảo được dịch giả Nguyễn Duy Chính nghiên cứu, biên dịch trong suốt nhiều năm trước khi ký hợp đồng biên soạn với Nhà xuất bản Hà Nội để xuất bản trong cơ cấu Tủ sách.
 
Khâm định An Nam kỷ lược bao gồm 30 quyển tổng cộng 378 văn kiện, phần lớn là chiếu biểu, tấu thư, hịch văn... qua lại từ triều đình nhà Thanh với địa phương (chủ yếu là các tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam) và giao thiệp với nước ta trong khoảng từ tháng Năm năm Mậu Thân (1788) đến tháng Ba năm Tân Hợi (1791). Trong khoảng hơn 2 năm ngắn ngủi, cuốn sách phản ánh ba biến cố quan trọng trong mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam: Can thiệp quân sự của nhà Thanh vào nội tình nước ta đưa đến chiến thắng của Ðại Việt đầu năm Kỷ Dậu (1789); Tiến trình nghị hòa và những tương nhượng để tái lập bang giao; Phái đoàn Ðại Việt tham dự lễ Bát Tuần Khánh Thọ của vua Cao Tông đánh dấu cao điểm của liên hệ hai nước.
 
Trong các biến cố đó, mỗi thời kỳ chính sách của nhà Thanh đối với nước ta một khác nên tương quan ngoại giao cũng thay đổi theo. Bộ Khâm định An Nam Kỷ lược, tuy chỉ là một số thư từ qua lại, nhưng khi tìm hiểu lồng trong toàn thể chính sách, điển lệ và tổ chức hành chính, quân sự của Trung Hoa chúng ta có thể hiểu được những chi tiết được đề cập. Quan trọng hơn nữa, nếu đối chiếu với một số văn thư của triều đình Tây Sơn còn giữ trong Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội), chúng ta có thể tái tạo một thời kỳ vô cùng đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Có thể nói đây là nguồn tư liệu có giá trị tái hiện lại quan hệ bang giao Việt - Thanh thời Tây Sơn giúp các nhà nghiên cứu hiểu hơn thực chất của mối quan hệ này và vị thế quốc gia Đại Việt thời Tây Sơn từ sau năm 1789 đến đầu năm 1791.
 
Bản thảo đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính hoàn thiện và sẽ ra mắt bạn đọc trong năm 2016.
 
Lâm Hoàng
 
Nhà xuất bản Hà Nội
 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)