Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ sáu, 15/01/2016 05:01
Xây dựng người Hà Nội trong thời hiện đại

Tại Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội cũng như trong báo cáo tại Đại hội Đại biểu lần thứ XIII Đảng bộ Thành phố Hà Nội đều có ghi: “Xây dựng con người Hà Nội văn minh, thanh lịch, hiện đại, tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và phong cách lao động sáng tạo của con người Việt Nam”.

 
Như vậy là cả Trung ương và Thành phố đều rất quan tâm đến việc xây dựng người Hà Nội trong thời đại hiện đại để sao cho tương xứng với vị thế Thủ đô, phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra trên toàn đất nước. Thực ra thì ở bất cứ địa phương nào cũng đòi hỏi phải xây dựng con người như vậy. Nhưng đòi hỏi này ở Hà Nội quả thật cao hơn và cấp bách hơn vì Hà Nội là “Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước”. Người Hà Nội có thể coi là đại diện cho người Việt Nam, do vậy việc xây dựng con người ở Thủ đô là việc làm cấp thiết.
 
Nói xây dựng con người đồng nghĩa với việc xây dựng lối sống, bao gồm những cách thức, những qui ước đã trở thành thói quen trong sản xuất, sinh hoạt, trong phong tục tập quán, trong tổ chức đời sống xã hội, trong hành vi đạo đức…
 
Cùng với việc hội nhập và phát triển, việc xây dựng đời sống văn hóa của người Hà Nội là một trong những mở đầu đổi mới, rũ bỏ rất nhiều thực thể văn hóa cổ truyền để tiếp nhận văn hóa đô thị. Tuy nhiên, tạo ra một lối sống văn minh, thanh lịch hiện đại, thích ứng với điều kiện kinh tế của đất nước, đồng thời tác động tích cực tới đời sống xã hội, tới nền kinh tế mới không phải là việc làm ngày một ngày hai mà là cả một cuộc vận động, đòi hỏi có một định hướng khoa học và tiến hành một cách quy mô, lâu dài. Trong thực tế, phong tục, lối sống không phải nhất thành bất biến. Có cái là văn minh ở đầu thế kỷ XX nhưng nay, sang thế kỷ XXI lại là cổ hủ. Phải hiểu nếp sống văn minh là phù hợp thị hiếu chung của thời đại và tôn trọng cộng đồng. Thanh lịch cũng vậy, là lối sống có văn hóa và hòa hợp với thời đại. Văn minh trong trang phục, sinh hoạt, hưởng thụ nhưng nếu như suy nghĩ vẫn cổ hủ, tác phong rềnh ràng, lề mề thì tức là vẫn thiếu tính cách hiện đại. Đặc biệt là với thời nay, hiện đại còn có nghĩa là phải biết tôn trọng kỷ cương, pháp luật, trân trọng đồng loại.
 
Phải làm gì để xây dựng người Hà Nội văn minh - thanh lịch - hiện đại? Dưới đây là một vài ý kiến:
 
1. Củng cố giá trị của gia đình, vì gia đình là những tế bào của xã hội. Phải làm cho gia đình thực sự là nơi nuôi dưỡng và tạo nên nếp sống đẹp, đầy tình người.
 
2. Giữ vững và đề cao chuẩn mực xã hội vốn là yếu tố không thể thiếu của việc quản lý xã hội, là một trong những điều kiện nhất định và cũng là phương tiện để xã hội kiểm tra những hành vi của cá nhân.
 
3. Chú trọng tới vai trò quan trọng trong tác dụng giáo dục của hệ thống chính trị - xã hội, trước hết là nhà trường. Ngoài ra cộng đồng xã hội cũng nên chú trọng thường xuyên quan tâm đến việc rèn giũa tuổi trẻ ở địa bàn
 
Với sự chung tay góp sức của cả xã hội, của từng người dân Thủ đô, nhất định Hà Nội sẽ thật sự đậm đà truyền thống văn hoá, đậm chất văn minh, thanh lịch và hiện đại.
 
 
Trần Duy tổng hợp
 
Nhà xuất bản Hà Nội
 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)