Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ năm, 21/01/2016 03:54
Nơi diễn ra Đại hội Kỳ bộ Thanh niên Bắc kỳ lần thứ hai

Tại làng Kim Đái, xã Kim Sơn, huyện Ba Vì, vào cuối thập niên hai mươi của thế kỷ XX, trong một địa điểm của đồn điền Đờ-mông-pơ-za đã diễn ra một sự kiện có ý nghĩa sâu sắc, đánh dấu một nấc thang trong quá trình chuyển từ tổ chức “Thanh niên” sang tổ chức “cộng sản” của Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc kỳ.

 
Ngay sau khi “chi bộ 5D Hàm Long” ra đời, Ban Chấp hành Kỳ bộ thanh niên Bắc kỳ, mà hầu hết là những đảng viên của “Chi bộ 5D Hàm Long” đã quyết định phải tiến hành gấp Đại hội thanh niên toàn kỳ lần thứ hai để giải quyết một vấn đề cấp bách mà phong trào cách mạng trong nước đang đặt ra cho những người lãnh đạo tổ chức “Thanh niên” Bắc kỳ lúc đó là phải tiến lên thành lập Đảng Cộng sản.
 
Sau Đại hội Kỳ bộ thanh niên lần thứ nhất (9/1928) những hội viên mà đặc biệt là các đồng chí trong Ban chấp hành Kỳ bộ đã đi sâu tìm hiểu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về phong trào công nhân quốc tế. Phong trào “Vô sản hoá”, tổ chức “Thanh niên” và phong trào công nhân ngày càng phát triển đã tác động vào nhận thức của số thanh niên tiên tiến trong Kỳ bộ. Ý muốn lập Đảng Cộng sản càng thôi thúc họ mãnh liệt.
 
Chi bộ 5D Hàm Long ra đời mới chỉ là tổ chức hạt nhân chứ chưa thực sự là một chính đảng cộng sản. Trước khi thành lập chi bộ, đồng chí Trần Văn Cung đã gặp Tổng bộ để báo cáo tình hình và xin ý kiến về việc thành lập Đảng Cộng sản. Đồng chí Trần Văn Cung (lúc đó là Bí thư Kỳ bộ Bắc kỳ) đã trao đổi bí mật với đồng chí Lê Hồng Sơn và Hồ Tùng Mậu, và được đồng chí nhất trí sẽ tổ chức Đảng Cộng sản và đưa vấn đề này ra bàn trong đại hội Thanh niên toàn quốc sắp tới. Tinh thần đó đã được đồng chí Trần Văn Cung về báo cáo lại với Ban Chấp hành Kỳ bộ Thanh niên Bắc kỳ, khi chuẩn bị triệu tập Đại hội thanh niên toàn kỳ lần thứ hai.
 
Theo hồi ký của đồng chí Trịnh Đình Cửu, một trong những đại biểu đi dự đại hội này và một số cán bộ lão thành cách mạng kể lại, khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4/1929, đồng chí Đỗ Ngọc Du (lúc ấy được Kỳ bộ phân công phụ trách giao thông và tài chính của Kỳ bộ phân công phụ trách giao thông và tài chính của Kỳ bộ) đã dùng ô tô để đưa hơn 20 đại biểu đi dự đại hội. Xe đưa đoàn đại biểu từ Hà Nội lên Sơn Tây rồi rẽ về phía Tây. Hội nghị họp trong hai ngày 28 và 29/3/1929, tại khu nhà ngói của một đồn điền mà chủ Tây đi vắng chỉ có viên quản lý người Việt ở nhà. Đồn điền này chủ Tây bán lại cho Lê Nguyên Úc, một địa chủ kiêm tư sản người Việt. Lê Nguyên Úc có con là Lê Nguyên Liêm, khi ấy là học sinh trường Bưởi đã có sự liên hệ với nhóm thanh niên tiến bộ đang học tại đó. Qua Lê Nguyên Liêm mà những người trong Kỳ bộ quyết định chọn địa điểm mở Đại hội vừa đảm bảo yếu tố bí mật, vừa bất ngờ đối với thực dân Pháp, giữa lúc chúng đang tập trung khủng bố dữ dội phong trào và tổ chức cách mạng ở Hà Nội.
 
Ngay sau khi khai mạc đại hội, các đại biểu đã nêu lên vấn đề chuyển tổ chức “Thanh niên” Bắc kỳ thành Đảng Cộng sản. Sau khi thảo luận đề nghị của Ban Chấp hành Kỳ bộ Bắc kỳ về việc thành lập Đảng Cộng sản, Đại hội bàn về việc cử đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc của thanh niên. Ngoài việc đề xuất các chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ đấu tranh chống thực dân Pháp, Hội nghị đã thống nhất một số vấn đề:
 
+ Đại hội tán thành cử 4 đại biểu theo đúng sự đề xuất của Ban Chấp hành Kỳ bộ là các đồng chí: Ngô Gia Tự, Trần Văn Cung, Dương Hạc Đính, Nguyễn Tuân đi dự Đại hội thanh niên toàn quốc.  Đây đều là người của chi bộ 5D Hàm Long và là Uỷ viên Ban Chấp hành Kỳ bộ.
 
+ Giao cho Đoàn đại biểu trách nhiệm đấu tranh đề nghị Tổng bộ Thanh niên bàn việc chuyển tổ chức “Thanh niên” thành tổ chức Đảng Cộng sản, nếu Tổng bộ không chấp thuận thì đoàn đại biểu phải trở về ngay để tiến hành tổ chức Đảng Cộng sản.
 
Ngày 1/5/1929, Đại hội “Thanh niên” toàn quốc họp ở Hương Cảng (Trung Quốc). Sau ý kiến đề nghị thành lập Đảng của đoàn đại biểu Bắc kỳ mà người đại diện xuất sắc nhất là đồng chí Ngô Gia Tự không được chấp thuận, 3 đại biểu bỏ đại hội ra về.
 
Đại hội Kỳ bộ thanh niên Bắc kỳ lần thứ hai họp tại đồn điền Đờ-mông-pơ-za tháng 3/1929 là sự kiện đánh dấu một bước tiến trong lập trường tư tưởng của các hội viên “Thanh niên” Bắc kỳ lúc đó. Nếu Đại hội Kỳ bộ “Thanh niên” lần thứ nhất (9/1928) mới nhận thức được là phải đưa hội viên của mình đi vào phong trào công nhân tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin và rèn luyện ý thức giai cấp công nhân của mình thì Đại hội lần thứ hai của Kỳ bộ Thanh niên Bắc kỳ đã tiến lên giải quyết được một vấn đề có tính chấp cấp bách mà phong trào công nhân đang đòi hỏi là phải xúc tiến ngay việc tổ chức Đảng Cộng sản.
 
 
Kim Thanh
 
Nhà xuất bản Hà Nội
 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)