Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ năm, 04/02/2016 04:42
Khương Thượng và một số cơ sở cách mạng của thanh niên

Làng Khương Thượng xưa, nay thuộc phường Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, là vùng ven nội ở phía tây nam Thành phố. Trong thời kỳ vận động thành lập Đảng Cộng sản, các tổ chức yêu nước và cách mạng đã đặt cơ sở bí mật ở đây để hoạt động. Ở ven nội, nhưng nhân dân Khương Thượng không hoàn toàn sống bằng nghề làm ruộng (ruộng đất phần lớn bị bọn địa chủ quan lại chiếm đoạt, có những quan lại địa chủ lớn như kinh lược Hoàng Cao Khải và con cháu hắn là tên địa chủ Tự Phiên đã chiếm tới 20 mẫu), mà chủ yếu sống bằng nghề thủ công như thợ nề, thợ mộc và buôn bán nhỏ. Do sống gần xưởng sửa chữa tàu bay Bạch Mai, gần kho của Hoả xa Hà Nội, có quan hệ nhiều với số lính thợ làm ở đó; lại được giác ngộ nên ở Khương Thượng đã có một số cơ sở cách mạng.

 
* Xưởng Hồng Cơ ở Vĩnh Hồ - Cơ sở “vô sản hoá”  của thanh niên
 
Năm 1927, một số thanh niên có nhiệt huyết ở Khương Thượng, khi đi buôn bán đã vào cả xưởng tầu bay Bạch Mai, trong nhiều lần gặp gỡ quan hệ với số lính thợ ở đây, họ đã trao đổi với nhau về những chuyện bất công của xã hội, nói nhiều về lòng yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất của cha ông. Một số thợ giỏi trong xưởng đã định tổ chức đình công chống lại sự áp bức bóc lột của bọn chủ xưởng. Bọn mật thám đánh hơi đã ngăn chặn cuộc đấu tranh đó và chúng đã đuổi những người thợ đứng đầu trong xưởng. Số người này về làng Khương Thượng rủ nhau lập một cơ sở sản xuất riêng để sinh sống lấy tên là xưởng Hồng Cơ ở Vĩnh Hồ (thuộc địa bàn của Khương Thượng thời kỳ đó). Số thợ này gặp những người yêu nước ở Khương Thượng là các ông: Tư Ủng, Điển Đấu, Ba Dân… Được vận động và thấy rõ ý nghĩa việc làm, các ông đã góp mỗi người 50 đồng - một số tiền lớn của thời kỳ đó, để xây dựng xưởng. Số tiền góp để xây dựng xưởng, các ông đã mua được một máy tiện 12 ba, bốn chiếc ô tô và sửa chữa được 3, 4 chiếc ô tô hỏng, số ô tô này giúp cho Đảng về sau có phương tiện làm kinh tế.
 
Tổ chức Thanh niên phát triển, xưởng Hồng Cơ có một số hội viên của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên hoạt động. Xưởng cũng tuyển dụng một số thanh niên tiến bộ của Khương Thượng vào học việc. Trong những người này, sau đã trở thành cốt cán của Đảng. Bọn mật thám từ những ngày đầu đã cài tay chân của chúng vốn là người làng Khương Thượng vào trong xưởng, vì vậy chỉ sau một năm hoạt động những người đứng đầu xưởng bị khủng bố. Đến năm 1928, xưởng phải bán lại cho người chủ mới là ông Nguyễn Thế Song (là hội viên Hội Việt Nam cách mạng thanh niên). Ông Song đã chuyển xưởng từ Vĩnh Hồ lên Khâm Thiên và tiếp tục duy trì nó làm cơ sở cho nhiều hội viên thanh niên đi lại hoạt động.
 
* Tổ chức Sinh hội ở Khương Thượng
 
Những năm 1925 – 1926 trong làn gió khát khao dân chủ từ Nam Bộ tràn ra, phong trào yêu nước Hà Nội bùng lên sôi nổi trong việc đấu tranh đòi thả nhà ái quốc Phan Bội Châu và truy điệu Phan Chu Trinh. Qua các phong trào xuất hiện một lớp thanh niên tiên tiến háo hức đi tìm con  đường mới đấu tranh để giải phóng dân tộc, thoát khỏi ách nô lệ của bọn thực dân phong kiến. Từ những năm hai mươi trở đi, trong các sách báo phương Tây và Trung Quốc, lần đầu tiên được nghe nói đến chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội không tưởng, chủ nghĩa tam dân…
 
Cuối năm 1927, Việt Nam Quốc dân Đảng được thành lập. Ở phố Hàng Bông, họ lấy khách sạn Việt Nam làm địa điểm giao dịch, liên lạc. Nhiều học sinh ở các trường đã có quan hệ với tổ chức này, nhưng họ cũng ý thức được Việt Nam quốc dân Đảng chưa phải là một tổ chức thực sự cách mạng vì thấy ít nói về chủ nghĩa xã hội. Còn chủ nghĩa xã hội thì những học sinhh này chỉ biết qua việc tuyên truyền chứ chưa biết muốn có chủ nghĩa xã hội thì phải làm thế nào?
 
Vào những năm 1928 - 1929, một số thanh niên của Khương Thượng được vào làm trong xưởng Hồng Cơ. Qua tuyên truyền giác ngộ, số thanh niên này đã tiếp thu được tư tưởng cách mạng mới nên đã tham gia vào các tổ chức như tổ Sinh hộ, tổ Công hội (là những tổ chức quần chúng của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên). Ở Khương Thượng đã hình thành một số tổ Sinh hội gồm các hội viên: Giang Đức Cường, Giang Đức Kính, Giang Đức Đinh. Những hội viên này ăn, ở, sinh hoạt tại Khương Thượng nhưng hoạt động chủ yếu tại khu vực đường phố và trường học của mình và đã có nhiều cống hiến tích cực cho quê hương trong những năm ba mươi của thế kỷ XX. Có những hội viên đã anh dũng hy sinh trong nhà tù Hoả Lò như đồng chí Giang Đức Đinh, Giang Đức Kính. Có những hội viên sau trở thành đảng viên cộng sản và trong thời kỳ lập “Mặt trận dân chủ Đông Dương” ở Hà Nội đã trở thành Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Nội như đồng chí Giang Đức Cường.
 
Tiến Minh tổng hợp
 
Nhà xuất bản Hà Nội
 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)