Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ hai, 29/02/2016 03:13
Cờ tướng - trò chơi trí tuệ được nhiều người ưa thích

Cờ tướng là một trò chơi trí tuệ dành cho hai người, là loại cờ được chơi phổ biến nhất thế giới cùng với cờ vua. Ở Việt Nam đây là một trò chơi vừa trí tuệ lại vừa giúp giải trí tiêu khiển và được nhiều người yêu thích. Chơi cờ tướng vừa giàu tính chất chiến đấu vừa tu dưỡng tính tình. Một người được gọi là “tài ba” thường có cả cầm, kỳ, thi, hoạ. Trong các hội hè đình đám truyền thống, món cờ tướng chiếm một vị trí quan trọng.

 
Cờ tướng ở Việt Nam được phổ biến khá sớm. Nhiều nơi trong nước còn giữ lại được di tích những bàn cờ Tiên như ở Sài Sơn, Côn Sơn, Cao Xá… Trong văn học Việt Nam cũng nói nhiều về cờ tướng. Nguyễn Gia Thiều đời Lê đã viết:
 
Cờ tiên rượu thánh ai đang
Lưu Linh, Đế Thích là làng tri âm.
 
Còn Ngô Thì Nhậm viết: “Cờ tướng tao nhã, hào hùng mà có chất thơ”. Trong “Truyền kỳ mạn lục” cũng đề cao thú chơi cờ. Đặc biệt là Hồ Xuân Hương đã có bài thơ “Đánh cờ” bất hủ về cờ tướng mà nhiều người thuộc.
 
Ở quận Hai Bà, có chùa Vua Đế Thích, thờ vua cờ. Bên cạnh Đế Thích có tượng Trương Ba. Hội Chùa Vua là nơi hội tụ của các đấu thủ chơi cờ siêu hạng của toàn quốc. Cờ thủ vô địch của các tỉnh mà chưa lọt được vào vòng hai ở chùa Vua, chưa có tờ giấy đỏ ghi “Nhất thắng” và “Nhị thắng” là một điều ân hận. Người ta bảo: Phi chùa Vua, bất thành danh thủ, chình vì vậy mà toàn quốc chỉ có giải cờ chùa Vua là vinh dự nhất và cũng được coi là giá trị nhất. Ở làng cờ (làng Thịnh Yên) trai gái đều biết đánh cờ. Ngay cả trẻ con cũng cao cờ. Nếu họ không tham dự cuộc cờ thì họ cũng là những nhà bình luận, cổ động viên cuồng nhiệt. Qua những vòng loại, đến chung kết mới đấu cờ. Cuộc chơi cờ gồm 16 quân nam và 16 quân nữ. Họ ăn mặc lộng lẫy đầy màu sắc. Trước ngực đề tên quân cờ. Họ thực hiện những nước đi di động trên bàn cờ rộng lớn chiếm cả một cái sân rộng theo sự chỉ huy của đấu thủ quất cờ lệnh. Đấu thủ cầm cờ lệnh luôn luôn bị một cậu bé hoặc cô bé đánh trống bỏi bên tai giục giã ra quân, cuộc cờ đầy khí thế được đặt dưới sự điều khiển của một nữ tướng “Tổng cờ” mắt phượng mày ngài, áo đỏ, khăn vàng, tay cầm cờ lệnh. Chính nữ tướng điều khiển hai đấu thủ làm lễ bái vua cờ trước khi vào trận đấu. Hai đấu thủ làm lễ kiểu con nhà võ với mấy động tác nhanh, gọn kèm mấy động tác hoa mỹ đẹp mắt truyền lại từ thời xa xưa. Sau đó, hai bên dàn quân biểu trưng lực lượng. Tướng sĩ mỗi bên quan sát dải biên thuỳ rồi trở về chỗ ngồi khi nữ tướng Tổng cờ phất cao lá cờ là trận đấu bắt đầu.
 
Ở làng cờ, những năm 1930 - 1940, chùa Vua còn ghi vào sổ và khắc tên những danh thủ đoạt giải vào bia đá như danh thủ tam kiệt gồm Du, Yến, Lịch, Lục Chí (vô địch Bắc Kỳ). Chu Văn Bội, Đỗ Tâm (vô địch Nam Định), Lại (Hải Phỏng), hổ tướng Nguyễn Thành Hội, Nguyễn Văn Hải…
 
Sau khi đất nước thống nhất, đến tận năm 1992, giải vô địch quốc gia Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên tại Đà Nẵng. Hai năm đầu tiên chỉ có nội dung nam, từ năm 1994 mới có nội dung nữ.
 
Cuộc thi đấu nổi tiếng năm 1992 tại chùa Vua đã thu hút 70 đấu thủ toàn quốc và Việt kiều, Hoa kiều đã làm lễ tặng giải cho ba đấu thủ xuất sắc. Cuộc đấu đã phát hiện ra 9 hảo hán: Vệ, Ngọc, Lợi, Phác, Hùng, Cường, An, Hứa, Tiến và 6 kỳ thủ trong đó có Thọ, Lý, Kiệt… Chùa Vua ở Hà Nội hiện là quê hương cờ tướng Việt Nam.
 
 
Quang Khải tổng hợp
 
Nhà xuất bản Hà Nội
 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)