Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ tư, 02/03/2016 09:37
Thăng Long đẹp và hùng qua mấy bài thơ cổ từ cách đây năm sáu trăm năm

Đây không phải là người Thăng Long khen Thăng Long mà là danh sĩ “tứ trấn” cất lời ngợi ca mảnh đất Thăng Long. Vì Thăng Long đích thực mang một tráng khí hào hùng cũng như ấp ủ một vẻ đẹp non sông cẩm tú. Xin điểm dưới đây một vài áng thơ phú cổ về đề tài này.

 
Đó là vào năm 1369, Phạm Sứ Mệnh đang làm Tri khu mật viện sự (tức tể tướng), đã ngoài 70 tuổi, ông ra trạm dịch phải chống gậy, xướng họa với sứ thần. Ông có một bài thơ xuân về Thăng Long rất cô đọng, hào sảng. Đó là bài thơ tả tháp Báo Thiên. Đây là ngọn tháp cao nhất ở Thăng Long thời đó. Tháp Báo Thiên của kinh kỳ, bóng trùm trên mặt đất mà đỉnh nhọn thì hun hút đâm sâu vào trời xanh, còn tầng đế vuông thì cắm bền trong lòng đất mẹ. Cái di sản văn hóa này xứng đáng là tiêu biểu cho truyền thống dân tộc, cho hào khí Thăng Long. Tháp Báo Thiên đỡ cho bầu trời khỏi bị lay động, lại giữ cho mặt đất không bị chuyển dời. Tòa tháp sừng sững cũng là tư thế của người Việt đầu đội trời, chân đạp đất, trụ vững trên một dải non sông cẩm tú mà bao kẻ thèm thuồng. Ở tháp này tiếng chuông ngân nga cũng dài như tiếng gió khuya và đèn đuốc rực rỡ như sao sa. Âm thanh rộn rã, ánh sáng ngập tràn. Phải chăng đó cũng là âm thanh, là ánh sáng của đô thành Thăng Long trong thời kỳ thịnh vượng của lịch sử dân tộc sau ba chục năm chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu chống ngoại xâm thắng lợi. Dù sao thì nguồn xuân hứng của tác giả Phạm Sứ Mệnh cũng cuồn cuộn, mãnh liệt và tứ thơ thật hào hùng:
 
Trấn áp Đông sang Tây làm vững đất kinh kỳ
Ngọn tháp sừng sững cao vọi
Là cột chống trời, giữ cho non sông chẳng động
Là dùi cắm đất, xưa tới nay không mòn
Tiếng chuông, tiếng gió chen nhau
Ánh đèn đuốc, ánh sao băng làm đêm rực sáng
Ta tới đây muốn dầm ngòi bút để thơ
Phải giữ dòng sông xuân lại làm nghiên mực.
 
Cũng đời Trần, có sư Huyền Quang (1251 - 1334), tương truyền ông đỗ Trạng nguyên nhưng không ra làm quan mà lại cắt tóc đi tu, trở thành vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm. Ông có nhiều thơ, riêng về Thăng Long ông có bài về chùa Diên Hựu tức nay là chùa Một Cột. Bài thơ có đoạn tả cảnh chùa rất đẹp. Đường nét thanh thoát, ánh sáng dịu dàng, hình khối lung linh lay động và một sự cảm nhận tinh tế, xôn xao tình ý. Đó chính là một phần của Thăng Long cách đây sáu thế kỷ:
 
Đêm thu một tiếng chuông tan
Sắc trăng như song, màu bang như son
Tượng bày xi- vẫn cho von
Lộn in xuống mặt hồ vuông lạnh ngời.
Trước chùa tháp đứng sóng đôi
Như búp tay ngọc sáng ngời lạnh xinh.
 
Như vậy là Thăng Long đi vào thơ từ thế kỷ XIV. Tuy nhiên phải sang đến thế kỷ XVI ta mới bắt gặp một tác phẩm ngợi ca Thăng Long hết lời. Đó là bài Phụng Thành xuân sắc phú của ông Trạng Nguyễn Giản Thanh. Đó là một áng văn miêu tả sắc xuân của kinh thành Thăng Long đương thời, vốn có tên là Phụng Thành. Đây là bài phú Nôm cổ nhất mà nay ta được biết, còn thấy niên đại xuất hiện cụ thể. Thành công của tác giả Nguyễn thực ra còn phụ thuộc vào thể loại phú. Nhờ nó, với lòng tự hào về cảnh vật Phụng Thành, Nguyễn Giản Thanh đã “ghi hình” được một vùng đế đô với cảm xúc nên thơ hoành tráng. Bài thơ gồm 25 liên, trong đó 6 liền đầu giới thiệu về vị thế của Thăng Long:
 
1. Ngao từ chia cực
Phụng đã xây thành
 
2. Sum một chốn y quan lễ nhạc
Vầy một nơi văn vật thanh danh
 
3.Trời đượm khí xuân, sắc tươi tốt khắp hòa thế giới
Nước mừng thịnh trị, thế vững vàng chống cột thần kinh
 
4. Cõi giữa bang trung
Đứng trên thượng quốc.
 
5. Đỉnh Tản Sơn hùm chiếm Tây Nam
Dòng Nhị Thủy rồng chầu Đông Bắc.
 
6. Nghìn dặm giang sơn đặt hiểm, tượng đã có danh
Bốn mùa cảnh vật đều xuân, hoa càng thêm sắc.
 
Bài phú ra đời giữa mùa xuân năm 1508. Vậy nên “xuân sắc” Phụng thành Thăng Long - Hà Nội thật khởi sắc, vạn vật hồi sinh, là bất tận, là vô cùng.
 
 
Trần Duy tổng hợp
 
Nhà xuất bản Hà Nội
 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)