Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ hai, 14/03/2016 02:51
Chuyện về Dâm Đàm Vương

Dâm Đàm Vương cũng gọi là Linh Lang Vương. Không phải là ông thánh Linh Lang được thờ ở đền Voi Phục, Thủ Lệ mà là thánh Linh Lang được thờ ở Nhật Tân, Yên Phụ và hình như cả ở đền Voi Phục Thuỵ Khuê, chạ em của Thủ Lệ. Người ta cũng gọi ông là Uy Linh Lang để tiện phân biệt với Linh Lang triều Lý.

 
Tương truyền ông là con thứ bảy vua Trần Nhân Tông. Theo lời truyền tụng, mẹ ông cũng là con gái dân gian, được vua vời đến cợt ghẹo rồi có mang và sinh ra ông. Cũng vẫn mô típ “ông hoàng không may mắn” trong chuyện dân gian như ông hoàng Linh Lang thời Lý. Thuở nhỏ, hoàng tử Linh Lang sống với mẹ là Chiêu Minh phu nhân ở phường Nhật Chiêu (nay là phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội). Nhiều lần hoàng tử xin xuất gia đầu Phật nhưng không được vua cha chấp thuận. Có tài nhưng không thích chen cạnh trong đám bụi quan trường. Ông hoàng bảy xin vua cha dựng riêng nhà ở phường Nhật Chiêu (Nhật Tân nay), đọc sách, ngâm thơ, xa lánh chính sự. Khi Chiêu Minh phu nhân mất, nhà vua cho lập đền thờ, gọi là “Chiêu thánh điện”.
 
Nhưng giặc Nguyên đã sang xâm lăng nước Việt. Ông tạm gác cuộc cờ, giá sách, khảng khái xin ứng nghĩa, mộ được hơn 1000 nghĩa sĩ, huấn luyện binh pháp, đặt tên là “Thiên tử quân”. Cùng đoàn quân vua, ông xông pha giết giặc ở Mạn Trù, Đông Kết (Khoái Châu), bắt sống tướng giặc Nguyên là Cán Li Hoà La (?).
 
Sau chiến thắng, ông được phong là Dâm Đàm Vương (vương tử hồ Mù Sương). Ông không nhận tước lộc, hàng ngày chăm chỉ tu thiên, 36 tuổi trời ông mất.
 
Uy Linh Lang được thờ ở đình Yên Phụ (nay có bàn thờ ông trong chùa Trấn Quốc) và ở đền Thuỵ Khuê trông thẳng ra Tây Hồ. Đền ấy tương truyền được lập trên nền cũ điện Thuỵ Chương đời Trần trong phường phố cùng tên. Hằng năm, vào tháng hai lịch trăng, dân lại mở hội rước kiệu đền Voi Phục. Trai rước đều đóng khố bao màu đỏ, mặc áo chẽn màu hồng cánh kiến. Kiệu rước từ đền Voi Phục Thuỵ Khuê sang đền Voi Phục Thủ Lệ, tượng trưng sự gặp mặt giữa hai ông hoàng Linh Lang, hai vị anh hùng chống giặc của hai triều đại Lý - Trần. Đám rước tưng bừng, kiệu kèm cờ trống, bát âm, băng qua núi Trúc, núi Bò lúc đi nhanh, khi leo núi, khi xuống núi, khi đu, khi chạy, khi bò, khi cúi gầm, khi ưỡn ngực tuỳ theo người khiêng ở phía trước hay phía sau, kiệu lên dốc hay xuống dốc… Cái cốt yếu là giữ cho kiệu được thăng bằng, đồ thờ cúng đặt trên không hề xô đổ… Hội Voi Phục được coi là một thịnh lễ trong vùng non nước Tây Hồ xưa…
 
Quỳnh Như tổng hợp
 
Nhà xuất bản Hà Nội
 

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)