Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ hai, 21/03/2016 04:30
Văn hóa số cạnh tranh với văn hóa đọc

Văn hóa số thay đổi cuộc sống nhanh, chóng vánh đến độ chúng ta không tưởng tượng nổi. Trẻ vị thành niên cũng không nằm ngoài sức ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa số. Tránh nhìn vào mắt nhau đã đành, trẻ giờ đây còn tránh tiếp xúc với những cuốn sách thơm mùi giấy mới…

 
Một hình ảnh quen thuộc chúng ta vẫn bắt gặp ở các trung tâm mua sắm, ở tiệm pizza, starbuck, hay bất cứ nơi nào có sự hiện diện của trẻ vị thành niên tại Mỹ, đó là: ba đến bốn đứa trẻ, áo chùm đầu, quây quần quanh một chiếc bàn, tựa người lên một chiếc bàn với tư thế như ông thầy tu, mắt dán chặt vào màn hình điện thoại đặt giữa chúng. Dường như ta có cảm giác những chiếc điện thoại đó, lại làm một cuộc tụ tập quây quần khác của riêng chúng, ngay trên mặt bàn, sát cạnh nhau còn “tình cảm” hơn chủ nhân của chúng. Những chiếc điện thoại giống như là chúng đang “thần giao cách cảm” với một sự hân hoan kỳ lạ. Nhìn những chiếc điện thoại ta sẽ thấy ghen tỵ vì cái thứ hạnh phúc ấy. Ước gì, đám trẻ vị thành niên kia cũng sẽ tập trung, chăm chú như vậy với thứ hạnh phúc khác - thứ hạnh phúc khi đọc một cuốn sách tuyệt hay, hay chỉ đơn giản là cái thú đọc đến thấy ám ảnh mà thôi.
 
Thực tế thì trẻ vị thành niên, khi dán mắt vào màn hình hoặc đại loại một thiết bị kỹ thuật số nào đó, sẽ đọc nhiều “chữ” hơn tuổi đời của chúng rất nhiều nghĩa là ngốn một lượng thời gian vô cùng lớn của trẻ. Nhưng đó là những đoạn cụt lủn, đoạn văn, bài viết, một vài phần của bài viết , tin nhắn, những mảnh thông tin vụn vặt từ tất cả các nguồn và đôi khi là không biết từ nguồn nào cả. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng đọc ít sách hơn. Biết rằng hàng triệu trẻ em đã đọc “Harry Potter”, “Chúa tể những chiếc nhẫn”, “The Hunger Game” và các thể loại truyện giả tưởng, truyện viễn tưởng bối cảnh hoang tàn đổ nát; cũng như là tình yêu của ma cà rồng, hay tiểu thuyết truyện tranh (có một vài truyện rất hay), “tệ hơn” chút thì có loại tiểu thuyết bán trưởng thành và tất nhiên là không thể thiếu các loại tiểu thuyết đường phố không kém phần thú vị đang nở rộ một cách khó kiểm soát.
 
Điều gì sẽ sảy ra khi cả một thế hệ trẻ vị thành niên kia trưởng thành. Tác động của xã hội, của cuộc sống xung quanh, của sự phát triển của văn hóa số giờ đây đã gây ảnh hưởng vô cùng lớn, làm cho người ta không thoát nổi cái điện thoại, chìm vào một thế giới ảo, không còn đủ sức đối diện với cuộc sống thực nữa.
 
Nhiều nghiên cứu đã xác nhận “lời khai” của thầy cô, bố mẹ: Rất ít trẻ vị thành niên đọc nhiều sách. Kết luận của Common Sense Media cho thấy rằng trẻ em ở Mỹ ngày nay có vẻ ít đọc “cho vui”  khi chúng mười bảy tuổi so với lúc mười ba tuổi. Người ta phân chia thành hai khái niệm đối nghịch nhau để khảo sát - đọc cho vui (niềm vui đọc sách khi rảnh rỗi) và đọc nghĩa vụ (ở trường). Nói một cách khác, nếu không phải việc buộc phải làm, thì sẽ là một hành động , một hoạt động như các hoạt động khác như bơi lội hay đi mua sắm vậy. Điều đó chứng tỏ rằng việc đọc đã mất đi giá trị vốn có. Không còn nhiều trẻ em cảm thấy xấu hổ khi ít đọc sách. Động lực để dán mắt vào một quyển sách khồng rời - động lực mà tất cả những người ham đọc sách đều có - dường như không còn tồn tại trong huyết quản của trẻ em ngày nay. Thường thì trẻ sẽ phản ứng lại một cách vô cảm, nhìn ta như người ngoài hành tinh khi ta hỏi chúng đang đọc cái gì.
 
Tất nhiên, trẻ bận, rất bận là đằng khác. Trường học, bài tập về nhà, thể thao, âm nhạc, quần áo, gia đình, bạn bè, rồi gặp gỡ, yêu đương,… và làm sao có thể thiếu được, cái màn hình (TV, internet, games, chat, instagram) - rồi khi so sánh với một đống sách, những cuốn sách giống như những kẻ van lơn yếu ớt, khó chịu vậy. Đọc sẽ khiến cho trẻ mất đi cái cảm giác tinh vi kỳ diệu khi ở bất kể hang cùng ngõ hẻm nào trên thế giới này chỉ bằng một nút bấm trên điện thoại chúng dường như cũng đều có thể chạm tới. Bỗng dưng, trước mặt chỉ còn những trang giấy, khiến chúng cảm thấy bị cầm chân, bị neo lại, bị kéo xuống và hầu hết đem lại cảm giác khó chịu. Bị tách rời ra khỏi thế giới số khiến đám trẻ lo lắng, thậm chí bực bội. “Sách có mùi như người già vậy” - một câu nói khá phổ biến của đám trẻ vị thành niên hôm nay làm cho chúng ta đáng phải suy ngẫm.
 
Trần Duy tổng hợp
 
Nhà xuất bản Hà Nội
 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)