Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ hai, 04/04/2016 03:05
Nhà Đấu xảo Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX
 Để biểu dương sức mạnh, đồng thời đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa, Toàn quyền Đông Dương Paul Douemer đã xây dựng, hoàn thiện các tuyến đường xe lửa từ Hà Nội đi Hải Phòng, Nam Định, Lào Cai, Lạng Sơn, cùng với đó là xây dựng cây cầu sắt bắc qua sông Cái (ban đầu có tên là Doumer sau này gọi là cầu Long Biên) – một công trình kỳ vĩ được hoàn thành năm 1902 (trước năm 1945 là cầu dài nhất cõi Đông Dương)… Xuất phát từ ý định đánh dấu những công trình vĩ đại, huy hoàng này và cũng là để khuếch trương về sự phát triển kinh tế, chính quyền thực dân Pháp muốn tổ chức cuộc triển lãm có quy mô vào loại lớn nhất với sự tham dự của nhiều quốc gia, khu Đấu xảo đã được xây dựng. Vị trí khu Đấu xảo chính xưa nằm ở chỗ Cung văn hoá Hữu nghị hiện nay.  
 Là một nhà cai trị độc tài mang nhiều đổi thay sâu sắc, Paul Doumer muốn nơi diễn ra cuộc trưng bày, triển lãm phải là một công trình kiến trúc mà quy mô và vẻ đẹp của nó được coi là điểm nhấn đặc sắc nhất ở Hà Nội lúc bấy giờ. Từ chỗ đồng ruộng ao hồ của khu đất chừng 12ha nằm giữa mấy đường phố Lê Duẩn, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Trần Quốc Toản ngày nay, dưới tài năng của nhà thiết kế Bussy một toà “lâu đài” đã dần dần nổi lên, đó là nơi sẽ tổ chức hội chợ - triển lãm mà dân ta thời đó gọi là khu Đấu xảo.
Theo khảo cứu của nhà giáo Nguyễn Văn Uẩn, nổi bật giữa khu Đấu xảo là lâu đài trung tâm, đó là một ngôi nhà lớn dài 110m, rộng 30m, cao 27m. Giữa là một gian mái vòm, nối với các gian khác bằng nhiều hành lang. Hai phía, gian đầu có những mái tròn nhỏ hơn. Toàn bộ diện tích xây dựng là 3.000 mét vuông. Trong toà lâu đài đều trang trí bằng nhiều tranh vẽ lên tường của hoạ sĩ Vollet. Tổng số phí tổn xây dựng khu Đấu xảo lúc bấy giờ ngót 2,5 triệu đồng bạc Đông Dương tức 5.718.000 frăng.
Sau khi công trình được hoàn thành, cuộc hội chợ - triển lãm lớn nhất lúc bấy giờ đã được tổ chức mở cửa từ ngày 3/11/1902 do Toàn quyền Beau khai mạc, còn người khởi xướng ra công việc phát triển kinh tế này là Toàn quyền Paul Doumer phải về Pháp đầu năm 1902.
Sau hội chợ triển lãm lớn tổ chức năm 1902, nhiều hội chợ Hà Nội được tổ chức vào các năm sau đó cho tới năm 1941 Hội chợ Hà Nội là hội chợ lần cuối cùng. Sau năm 1941, khu Đấu xảo trở thành nơi đóng quân của đạo quân viễn chinh Nhật. Sau Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, khu này là nơi tập trung của tự vệ Thành Hà Nội. Trong thời kỳ Hà Nội bị tạm chiếm, Đấu xảo là một trại lính của ngụy quân.
Theo thăng trầm lịch sử, khu Đấu xảo Hà Nội xưa nay là Cung văn hóa hữu nghị Việt – Xô có nhiều đổi thay cả tên gọi đến quy mô, nhưng hình ảnh một tòa lâu đài mang vẻ đẹp được coi là điểm nhấn đặc sắc nhất của Hà Nội những năm đầu thế kỷ XX đến nay dù không còn nguyên vẹn như ban đầu nhưng vẫn mang trong mình một vẻ đẹp về kiến trúc xây dựng riêng biệt.
Khánh Ngọc
Nhà xuất bản Hà Nội
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)