Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ ba, 19/04/2016 11:27
Ngôi chùa kháng chiến những năm 1946-1954: Chùa Viên Minh

 Chùa Viên Minh ở số 12 phố Hương Viên, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Những năm 1946 – 1954, chùa Viên Minh là cơ sở hoạt động cách mạng bí mật của Đảng.

 Ngôi chùa toạ lạc trong một quần hể di tích đền Hai Bà Trưng. Chùa có tên chữ Hán là Viên Minh tự - nghĩa là Chùa Viên Minh. Đây tục truyền là tên gọi theo pháp hiệu của Hai Bà Trưng khi được triều đình nhà Lê tôn lên thành Phật, tên nôm là chùa Đồng Nhân, cũng có khi đây được gọi với cái tên thành kính là chùa Hai Bà.

Tại ngôi chùa còn bảo lưu được nhiều di vật là tiêu bản không chỉ có giá trị về mặt lịch sử mà còn có giá trị về nghệ thuật thẩm mỹ. Bên cạnh các giá trị về kiến trúc nghệ thuật, chùa còn là cơ sở hoạt động cách mạng bí mật của Đảng từ năm 1946- 1954. Nhà thờ Tổ và tam bảo của chùa từng là nơi hội họp, cất giấu tài liệu cách mạng. Sư Tổ Thích Đàm Thu (thế danh là Nguyễn Thị Khói) là người yêu nước đã có nhiều công lao nuôi giấu, giúp đỡ, bảo vệ an toàn cho các cán bộ hoạt động tại chùa.

Một người đã từng hoạt động ở chùa Viên Minh – bác Hoàng Thành kể lại rằng, năm 1948 khi bác trở về hoạt động tại nội thành, theo sự phân công, bác phải chuyển vùng không ở xóm chùa Hai Bà Trưng nữa. Nhưng qua đường dây bí mật, bác vẫn liên lạc với nhà chùa và được biết sư Cụ còn gửi tiền Đông Dương để đưa ra ngoài ủng hộ kháng chiến, hiện nhà chùa vẫn còn giấy biên nhận.

Theo ông Đỗ Ngọc Du cư trú tại nhà 15, phường Đồng Nhân, Hai Bà Trưng cho biết: “Năm 1953, tôi tham gia tổ điệp báo 256 thuộc Sở Công an Hà Nội, do đồng chí Nguyễn Dũng phụ trách. Tôi thường đi lại trong chùa để nắm tình hình sau này tôi mới biết đó là sư cụ Thích Đàm Thu, trụ trì chùa Viên Minh. Cụ biết tôi là cán bộ cách mạng nên tôi cần hoặc yêu cầu gì thì cụ đều nhiệt tình giúp đỡ. Nhiều cuộc họp được diễn ra ở nhà Tổ của chùa đề phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng. Cụ canh gác cho chúng tôi họp. Cứ mỗi khi phát hiện bọn lính pháp lùng sục là cụ gõ chuông để báo động. Cụ còn kể cho tôi biết ông Trần Duy Hưng cũng đã từng hoạt động cách mạng bí mật ở chùa và đã được cụ nuôi giấu, bảo vệ an toàn. Đến ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), lúc 5 giờ sáng, cụ mời tôi đến ủng hộ 1 lá cờ nhỏ để đi đón bộ đội về tiếp quản Thủ đô”.

Chùa Viên Minh là nơi thực hiện nghi lễ tín ngưỡng của làng Đồng Nhân, nơi hội tụ tinh hoa văn hoá và là niềm tự hào của người dân địa phương. Chùa nằm trong quần thể di tích đền Hai Bà Trưng, đã được Bộ Văn hoá – Thông tin ra quyết định xếp hạng. Chùa Viên Minh đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cho phép gắn biển di tích cách mạng kháng chiến.

Hiên Nguyễn

NXB Hà Nội

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)