Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ năm, 19/05/2016 11:24
Đền Thượng Cổ Loa và kỷ niệm đón Bác về thăm năm 1958

 Cổ Loa đã trải bao mưa nắng của thời gian vẫn sừng sững một toà thành cổ. Theo sử sách ghi đây là đô thành của nước Âu Lạc thế kỷ III trước Công nguyên với một triều vua duy nhất: triều đại An Dương Vương Thục Phán. Đấy là quê hương của truyền thuyết rùa vàng, của thiên tình sử Mỵ Châu - Trọng Thuỷ. 

 Cổ Loa nổi tiếng với những di tích khảo cổ học như trống đồng, mũi tên đồng, toà thành đất có một không hai và cuộc kháng chiến chống quân Tần của thần dân Âu Lạc. Còn Cổ Loa ngày nay là xã anh hùng của huyện Đông Anh anh hùng. Nằm xen giữa những lớp tường thành cổ là diện mạo Cổ Loa hiện đại và văn minh với những con đường phong quang thoáng mát, con người Cổ Loa hiền hoà, năng động. Khu di tích Cổ Loa ngày càng có nhiều khách đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của công trình kiến trúc cổ có niên đại trên hai ngàn năm. Trong quần thể di tích, các công trình tưởng niệm được người đời sau xây dựng để nhắc nhở con cháu nhớ đến tổ tiên, cội nguồn dân tộc. Đền Thượng thờ vua An Dương Vương, tương truyền trên khu đất ấy đã dựng nên cung thất của hoàng gia. Trước cửa đền có hồ Ngọc Tỉnh, có Giếng Ngọc và Hòn Ngọc. Bậc thềm lên cổng tam quan có đôi rồng đá mình uốn khúc được tạo tác thời Lê. Qua các cửa theo lối kiến trúc “Trùng thiềm điệp ốc” vào sâu bên trong là địa điểm chính diễn ra lễ hội Cổ Loa với “bát xã Loa Thành” tức là 8 địa phương lân cận thời Thục An Dương Vương tham gia lễ hội để tưởng nhớ vị vua đã có công trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Cổ Loa trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám là cơ sở hoạt động của An toàn khu trung ương Đảng.

Di tích Cổ Loa đã nhiều lần vinh dự được đón các đoàn đại biểu cấp cao về thăm. Một trong những sự kiện đáng nhớ là năm 1958 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm di tích Cổ Loa, thăm lớp bình dân học vụ tại đền Thượng. Theo các cụ cao niên ở đây cho biết, sau khi đi thăm tỉnh Vĩnh Phúc, Bác Hồ đã về thăm di tích Cổ Loa. Bác thắp hương tưởng niệm vua Thục, thăm pho tượng đồng, đọc hàng chữ Hán ghi trên thân tượng và dặn dò cán bộ địa phương phải giữ gìn cho cẩn thận.

Nhân dân Cổ Loa đã trân trọng gìn giữ thành xưa luỹ cũ cùng các công trình tưởng niệm về vua Thục cũng như trân trọng tình cảm của Bác đã dành cho nhân dân Cổ Loa, cho các cháu thiếu niên nhi đồng. Đền Thượng, nơi Bác về thăm nằm trong quần thể khu di tích Cổ Loa luôn được gìn giữ tôn tạo. Sự kiện Bác về thăm Cổ Loa làm tăng thêm giá trị của di tích khi du khách tham quan được nghe thêm một câu chuyện về Hồ Chủ tịch giản dị mà thân thương.

Hữu Mùi

NXB Hà Nội

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)