Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ sáu, 29/07/2016 09:51
Tinh thần Hà Nội

 “Đài tưởng niệm Khâm Thiên” - Phố Khâm Thiên - “phố B52” giờ đây đã thay da đổi thịt sau hơn 40 năm, có rất nhiều người đã mất trong những ngày tháng lịch sử năm 1972, nhiều người mang thương tất từ ngày đó đến tận bây giờ. Nhân kỷ niệm ngày 27/7 - Ngày thương binh liệt sĩ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về Đài tưởng niệm này.

 Theo lời kể của một cụ già đã sống trên phố chợ Khâm Thiên: “… đêm 26/12/1972 hàng loạt máy bay B52 Mỹ ồ ạt bay vào ném bom rải thảm xuống phố Khâm Thiên, các khối phố 42, 43, 46, 47 bị hủy diệt, đổ nát hoang tàn. Nhà trẻ, lớp mẫu giáo, cửa hàng lương thực thực phẩm, chợ Khâm Thiên, di tích lịch sử văn hóa đình Tương Thuận, trạm y tế và nhiều cơ sở sản xuất thủ công, hàng nghìn căn hộ, nhà dân bị san bằng trong đổ nát. Vệt bom kéo dài 1000m với chiều rộng 40 - 50m; 3 căn hộ liền nhau số nhà 47, 49, 51 bị bom Mỹ đánh trúng, bị san bằng (hiện nay ba căn nhà này được xây thành đài tưởng niệm Khâm Thiên). Bình quân một người dân ở đây phải chịu 80 kg bom của giặc Mỹ. Khi ngừng tiếng bom, các lực lượng trực chiến, dân quân tự vệ đã nhanh chóng có mặt để đào bới, cứu những người bị thương. Trong trận B52 này, giặc Mỹ đã sát hại 300 người, làm bị thương 226 người, đã phá hủy hoàn toàn 534 ngôi nhà, làm hư hỏng 1200 nhà và phá hủy hoàn toàn hệ thống dây điện, cột điện của phố Khâm Thiên; cả 17 khối phố bị bom trong đó 4 khối phố bị phá hủy hoàn toàn…”

            Ngay sáng sớm hôm sau, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã đến thăm nơi đổ nát này. Sang đầu năm 1973, ngay tại vị trí ba ngôi nhà 47, 49, 51 bị san bằng, để ghi nhận chiến công của quân dân phố Khâm thiên, ghi dấu tội ác của giặc Mỹ, UBND Thành phố Hà Nội đã cho dựng tấm bia: “Khâm Thiên khắc sâu căm thù giặc Mỹ” bằng vật liệu gỗ và cót ép sơn màu trắng.

            Sau trận đánh một ngày, họa sĩ Nguyễn Tự là người chứng kiến cảnh khốc liệt, đổ nát, chết chóc, đã quyết định nặn bức tượng bằng đất, lấy nguyên mẫu của một người phụ nữ Hà Nội bị chết đúng ngay chân cầu thang nhà số 47, một trong ba ngôi nhà liền nhau bị phá hủy. Để khắc sâu thêm lòng căm thù, họa sĩ quyết định thêm chi tiết: Chị phụ nữ đạp trên quả bom chưa nổ, hai tay nâng em bé bị chết. Sau đó, liên tục 18 ngày đêm không nghỉ, Nguyễn Tự cùng các họa sĩ khác đã dắp, dựng bức tượng bằng xi măng cao 2,4m.

            Năm 1997, bức tượng bằng bê tông đổi tên là: “Đài tưởng niệm Khâm Thiên’; năm 2000, tượng đài được đúc bằng đồng theo nguyên mẫu tượng xi măng, đặt tại vị trí tượng cũ. Hàng năm, cứ vào dịp những ngày lễ lớn và đặc biệt là ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 chính quyền và nhân dân Thành phố không quên đặt những bó hoa tươi thắm bên Đài tưởng niệm, nghiêng mình kính cẩn tưởng nhớ những người con của Hà Nội đã hy sinh trong trận bom B52 lịch sử.

 

Ngô Duy tổng hợp

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)