Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ tư, 17/08/2016 10:57
Một số quan niệm về công tác biên tập

Trên thực tế có rất nhiều quan niệm khác nhau về xuất bản, xuất phát từ cơ sở lợi ích khác nhau, các giai cấp, chế độ chinh trị khác nhau cũng thường có những quan niệm không giống nhau về công tác biên tập.

 Hoạt động biên tập là một khâu thuộc lĩnh vực sản xuất tinh thần của quy trình xuất bản. Đồng thời, hoạt động biên tập tạo ra những điều kiện thiết yếu để sản xuất, nhân bản xuất bản phẩm. Do vậy, những quan niệm khác nhau về xuất bản cũng xuất phát từ cơ sở lợi ích khác nhau, các giai cấp, chế độ chính trị khác nhau cũng thường có những quan niệm không giống nhau về công tác biên tập.

Trong xã hội phong kiến hà khắc, việc viết sách, in sách là độc quyền của giai cấp thống trị, của các tu sĩ. Xuất bản là thiết chế thống trị về tinh thần của các vua chúa, của nhà thờ. Nghề biên tập là nghề chăm lo gác cửa về tinh thần, truyền bá cho thế giới quan và lễ giáo phong kiến. Do vậy, biên tập là đặc quyền của quân tử, của các quan tu thư, của giáo hội.

Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, xuất bản vừa là cơ quan truyền thông, truyền bá văn hóa, vừa là một hoạt động kinh doanh hàng hóa thu lợi nhuận. Dưới chế độ này, xuất bản là ngành dịch vụ xã hội có thể mang lại lợi nhuận cao. Do vậy, biên tập được nhấn mạnh chức năng tổ chức kih doanh, chức năng dịch vụ kinh tế và coi nhẹ chức năng văn hóa tinh thần của biên tập.

Ở các nước tư bản quan niệm về công tác biên tập cũng khác nhau. Ở Mỹ có quan niệm biên tập là nghề rất rộng, có bao nhiêu loại sách thì có bấy nhiêu cách biên tập. Biên tập không can thiệp sâu vào nội dung tác phẩm. Ngoài tri thức chuyên môn khoa học, người biên tập chỉ cần giỏi marketing và tin học để đề xuất nhiều đề tài, khai thác được nhiều bản thảo, bán chạy, bán được số lượng lớn để thu lợi nhuận. Ở Pháp cũng có quan niệm cho rằng biên tập chỉ là việc sửa lỗi chính tả. Biên tập viên chủ yếu là người tổ chức, làm dịch vụ sản xuất hàng hóa xuất bản phẩm để kiếm lời. Tri thức chủ yếu cần cho người biên tập là tri thức tổ chức kinh doanh, marketing văn hóa. Ở Nhật Bản, nghề biên tập được chú ý như một nghề kinh doanh thương mại. Biên tập là khai thác, chọn đề tài, tổ chức bản thảo, lựa chọn phương án xuất bản tối ưu. Tóm lại, các nước tư bản phương Tây coi trọng chức năng tổ chức, khai thác đề tài, chức năng dịch vụ kinh doanh của công tác biên tập. Biên tập không chỉ là một hoạt động văn hóa tri thức mà còn là một hoạt động thực tiễn trong sản xuất. Biên tập là công việc thầm lặng nhưng quan trọng.

Các nước xã hội chủ nghĩa trước kia, trong đó có Việt Nam luôn đề cao chức năng văn hóa tinh thần của hoạt động biên tập xuất bản. Xuất bản là một bộ phận của đời sống văn hóa. Mục đích tối cao của hoạt động xuất bản là phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Xuất bản là một hoạt động không vụ lợi, phi kinh doanh. Do đó, biên tập viên là người đạo diễn, là “bà đỡ”, là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tinh thần. Công tác biên tập được nhấn mạnh vào chức năng văn hóa tư tưởng, chức năng làm công tác tư tưởng của đảng cầm quyền.

Trong thời kỳ đổi mới, quan niệm về xuất bản cũng đổi mới. Việt Nam coi xuất bản vừa là sự nghiệp văn hóa vừa là dịch vụ sản xuất hàng hóa. Xuất bản phẩm trở thành một hàng hóa đặc biệt. Xuất bản vừa là ngành văn hóa quan trọng vừa là ngành sản xuất có thể mang lại lợi nhuận, là hoạt động dịch vụ. Công tác biên tập ở nước ta hiện nay được thực hiện trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Biên tập là nghề truyền bá văn hóa thông qua việc tổ chức sản xuất, tiêu thụ các xuất bản phẩm. Trước kia, hiện nay và cả trong tương lai, biên tập là cầu nối giữa tác giả và độc giả, là người điều hòa giữa sản xuất và tiêu dùng xuất bản phẩm, là người chiến sĩ làm công tác tư tưởng văn hóa của Đảng, của giai cấp.

 

Ngô Duy tổng hợp

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)