Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ năm, 22/09/2016 10:46
Thực hành dân chủ trong Đảng dưới góc nhìn văn hóa

 Thực hành dân chủ trong Đảng chính là quan hệ giữa những người đồng chí với nhau ở trình độ văn minh, là chính trị khoanh văn hóa lại và sợi dây liên kết là Điều lệ Đảng và luật pháp.

 Hồ Chí Minh đã từng nói rằng: ai cũng chỉ đòi hỏi cấp trên, người khác… phải dân chủ với mình, còn bản thân mình lại khó thực hành dân chủ với đồng cấp và cấp dưới. Điều đó có nghĩa là thực hành dân chủ trong Đảng thực chất là mối quan hệ nội bộ những người trong cùng một tổ chức chính trị - đội tiên phong của giai cấp và của cả dân tộc.- với nhau. Quan hệ giữa con người với con người và con người với những gì liên quan đến hoạt động của con người chính là văn hóa. Quan hệ giữa những người đồng chí với nhau không có gì khác hơn là văn hóa nhưng ở trình độ cao hơn. Văn hóa, được hiểu ở đây không phải là sự biệt lập riêng trong Đảng (đôi khi quen gọi là văn hóa đảng) mà là văn hóa dân tộc Việt Nam được thể hiện ở bộ phân ưu tú của dân tộc; nó vừa kế tục, vừa tiếp biến đạt tới một trình độ văn minh chung của nhân loại.

Dân chủ trong quyết sách chính trị, quyết định của Nhà nước là lĩnh vực đòi hỏi phải thực hành dân chủ nhất. Nguyên tắc là thế nhưng thực hành không phải bao giờ cũng thế. Tình trạng thực hành dân chủ kém đã được Hồ Chí Minh phê phán từ những năm 1947 không ngờ trong nhiều năm trở lại đây vẫn tái diễn thậm chí còn trầm trọng hơn nhiều. Thực hành dân chủ một cách thiếu đạo đức và thiếu văn minh cần phải được chấn chỉnh nếu không oai tín (chữ dùng của Bác Hồ) của cơ quan nhà nước do Đảng lãnh đạo sẽ bị khinh nhờn và sự tồn vong của chế độ không chỉ bắt nguồn từ sai lầm về đường lối mà nguy cơ còn từ sự thiếu căn cốt văn hóa, văn minh trong sinh hoạt Đảng và hoạt động công vụ nữa.

Hồ Chí Minh đã từng nói: Cán bộ lại là gốc của mọi công việc. Do đó dân chủ trong công tác cán bộ là cái quyết định tất cả vì cán bộ là người quyết định đường lối, chính sách, hoạch định và thực thi chính sách. Bác đã dặn từ lâu rằng: Muốn dân chúng thành thật bày tỏ ý kiến thì Đảng phải thành tâm, phải chịu khó, phải khéo khơi gợi họ nói, phải gom những ý kiến lẻ tẻ của dân lại để suy nghĩ và thực hành. Trên thực tế, nhiều năm qua không ít nơi vẫn “chưa thành tâm, chưa chịu khó” để khơi gợi và lắng nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân như Bác Hồ đã căn dặn. Vấn đề cán bộ quyết định mọi việc - Có không ít vấn đề cán bộ hiện nay đang nổi cộm cần phải nghiên cứu giải quyết. Chẳng hạn như vấn đề chạy chức, chạy quyền,, chuyện cánh hẩu, quen thân, dòng tộc, lợi ích nhóm… đã được đề cập nhiều trong các Nghị quyết của Đảng. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và tiếp tục thực hiện chỉ thị Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh sẽ là dịp toàn Đảng ta giải quyết Vấn đề cán bộ một cách tích cực, một cách văn minh, để lấy lại niềm tin của nhân dân.

 

Trần Duy tổng hợp

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)