Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ ba, 01/11/2016 03:32
Giá trị văn hóa của cổ vật Việt Nam

 Những vật thể nào được con người làm ra từ tủa xa xưa mà còn sống sót được đến ngày nay do thoát được sự phá hủy của môi trường thiên nhiên khắc nghiệt, của các cuộc chiến tranh cướp bóc, của sự tàn phá vô ý thức hoặc có ý thức của con người thì đều trở thành các giá trị văn hóa đáng lưu giữ.

 Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, con người ngày càng văn minh hơn, hoàn thiện hơn, song cùng với đó thì việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường sống, người với người đối xử với nhau thực dụng hơn quá khứ, lãng quên bản sắc và văn hóa truyền thống lại ngày càng mạnh hơn… Chính vì vậy những vật thể nào được con người làm ra từ tủa xa xưa mà còn sống sót được đến ngày nay do thoát được sự phá hủy của môi trường thiên nhiên khắc nghiệt, của các cuộc chiến tranh cướp bóc, của sự tàn phá vô ý thức hoặc có ý thức của con người thì đều trở thành các giá trị văn hóa đáng lưu giữ. Cổ vật là di sản văn hóa vật thể giúp con người hiểu biết thêm được bản sắc và truyền thống riêng của mỗi quốc gia, dân tộc.

Ở nước ta định nghĩa cổ vật mới có hơn chục năm trở lại đây. Theo Luật Di sản văn hóa, trong đó xác định cổ vật là các giá trị văn hóa vật thể ghi dấu ấn văn hóa của con người, là sản phẩm của con người tạo ra và có tuổi từ 100 năm trở lên. Với định dạng như vậy cổ vật sẽ có rất nhiều loại hình với chất liệu khác nhau từ đá, đá quý, kim loại, gốm sứ, gỗ, giấy… Cổ vật là các pho tượng, là đồ trang sức, đồ dùng trong sinh hoạt, là vũ khí, máy móc, phương tiện giao thông, dụng cụ đong đếm… Cổ vật mênh mông là vậy, nhưng tóm lại chúng phải là sản phẩm do con người tạo ra.

Nghiên cứu cổ vật Việt, chúng ta phần nào có thể hiểu rõ hơn các giai đoạn lịch sử của đất nước. Thời phong kiến triều Nguyễn (1802 - 1945) nước ta bị thực dân Pháp nổ súng xâm lược vào nửa cuối thế kỷ XIX rồi đô hộ gần 100 năm, nhưng rồi chính người Pháp đã phát hiện ra những cổ vật Việt chất liệu đồng và đặt tên gọi “Đông Sơn” ra đời cách nay 2000 năm do chính cư dân Việt cổ chế tác để sinh tồn trước khi vùng đất này bị người Hán tràn xuống đô hộ suốt ngàn năm “đêm trường Bắc thuộc”. Rồi chính họ cũng nhận ra các cổ vật chất liệu gốm ra đời trong suốt thời kỳ hình thành nhà nước phong kiến tự chủ Đại Việt kể từ triều Đinh, Tiền Lê, Lý (1010 - 1225), Trần (1226 - 1400), Lê sơ (1428 - 1527), Mạc (1527 - 1592)… tuyệt đẹp mang dấu ấn sáng tạo của người dân Việt cổ không lẫn với các tộc người khác trong khu vực. Những cổ vật Việt ấy đã được chế tác tinh xảo, khéo léo khác biệt hẳn với đồ đồng, đồ gốm của các nước châu Á lân bang cùng thời.

Người Việt Nam chúng ta hiện đang sống ở những thập niên đầu của thế kỷ XXI trong môi trường hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Với công nghệ thông tin và phương tiện sinh hoạt, làm việc, học tập, hưởng thụ… tân tiến của nhân loại như ngày nay đã làm cho “thế giwois phẳng” và rất thuận tiện trong hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa… giữa các dân tộc, các quốc gia, nhưng cũng sẽ rất thuận tiện cho sự nô dịch văn hóa ngoại lai đối với thê sheej trẻ nước ta. Do vậy, thiết nghĩ nếu dân Việt chúng ta có ý thức lưu giữ được nhiều cổ vật Việt quý hiếm mang giá trị cao sẽ góp phần giữ gìn được bản sắc văn hóa đất nước, của dân tộc trước bối cảnh toàn cầu hòa hiện tại.

Trần Duy tổng hợp

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)