Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người Hà Nội
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô Hà Nội. Ngoài sự cảm mến, trân trọng những tình cảm mà nhân dân Thủ đô dành cho lãnh tụ, cho cách mạng, Người luôn nhấn mạnh đến vai trò của nhân dân Thủ đô trong việc xây dựng Hà Nội thành thành phố đầu tầu, gương mẫu. Người luôn quan tâm động vieennhawcs nhở các tầng lớp nhân dân Thủ đô phát huy trí tuệ, công tác để xây dựng Thủ đô tươi đẹp cả về vật chất và tinh thần. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên gửi thư cho các tầng lớp nhân dân Thủ đô: từ các cụ phụ lão, chị em phụ nữ, công nhân, nông dân, trí thức… Đặc biệt, Người rất quan tâm tới tầng lớp thanh thiếu niên, nhi đồng Hà Nội. Trong 10 lá thư, bài viết, bài phát biểu dành cho thanh niên, thiếu niên, sinh viên Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện lòng mong mỏi thanh thiếu niên Thủ đô đoàn kết, chăm chỉ học tập, lao động, phát huy sáng kiến để thanh thiếu niên trong cả nước học tập.
Rõ ràng là muốn xây dựng Hà Nội trở thành thành phố văn minh, gương mẫu thì mỗi công dân Hà Nội phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Mỗi người dân Thủ đô, ở các vị trí xã hội khác nhau, với các công việc khác nhau, đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ xây dựng Thủ đô thông qua việc hoàn thành tốt công việc của mình. Người đã căn dặn: “Anh em công nhân phải cố gắng làm cho nhà máy chạy đều, mức sản xuất giữu vững. Bà con tư sản và tiểu chủ phải cố gắng duy trì và củng cố việc sản xuất và việc buôn bán, việc cung cấp đầy đủ cho nhân dân. Các thầy cô giáo và học sinh phải cố gắng làm cho việc học hành đều đặn, phát triển. Các gia đình và cả thành phố phải cố gắng làm cho công việc vệ sinh sạch sẽ, gọn gang. Bộ đội, công an, tự vệ phải cố gắng giữu gìn trật tự, an ninh được vững chắc. Nói tóm lại: mỗi một người dân Hà Nội, bất kỳ thuộc tầng lớp nào, bất kỳ làm công việc gì đều cần phải cố gắng làm trọn nhiệm vụ của mình, đều cần phải góp phần vào công việc ổn định sinh hoạt của Thủ đô ta”.
Trong mối quan tâm dành cho nhân dân Thủ đô, Người rất chú ý tới nhân dân ngoại thành Hà Nội. Hà Nội chỉ thật sự phát triển toàn diện khi có sự phát triển đồng thwoif cả nội thành và ngoại thành. Người đã có 4 bức thư, bài viết rất chí lý, chí tình về nhân dân ngoại thành, đó là các bài: “Gửi đồng bào ngoại thành Hà Nội”, “Nói chuyện tại Hội nghị cán bộ làm công tác sửa sai trong cải cách ruộng đất ở ngoại thành Hà Nội”, “Bài nói chuyện với cán bộ và nhân dân xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm”, “Bài phát biểu tại Hội nghị sơ kết cuộc vận động xây dựng chi bộ, đảng bộ “bốn tốt” ở khu vực ngoại thành Hà Nội”. Người ân cần giải thích, động viên đồng bào: “Ngoại thành cũng là Thủ đô. Mà “thủ” là đầu, phải đi đầu…” và mong muốn: “Các đảng bộ, chi bộ ở ngoại thành cần lãnh đạo đưa phong trào ngoại thành tiến lên mạnh mẽ hơn nữa, làm cho ngoại thành thật sự trở thành vành đai đỏ của Thủ đô xã hội chủ nghĩa. Có như thế Thủ đô chúng ta mới trở nên giàu mạnh, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà”.
Cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã dành nhiều tâm huyết xây dựng một nền văn hóa mới với điểm nhấn là xây dựng con người Thủ đô Hà Nội mới.
Ngô Duy tổng hợp