Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ sáu, 03/03/2017 03:56
Sức mạnh từ liên kết Nhà - Làng - Nước của người Việt

 Lịch sử dân tộc Việt gắn liền với dựng nước và giữ nước, nhân tố tạo nên sức mạnh lớn đưa đất nước Việt Nam vượt qua biết bao thăng trầm của thời đại vẫn đứng vững sau nhiều cuộc xâm lược của những kẻ thù mạnh như: phong kiến phương Bắc rồi đến thực dân Pháp và đế quốc Mĩ... đó chính là mối liên kết, sự thống nhất giữa Nhà - Làng - Nước. Ba thực thể xã hội với ba cấp độ khác nhau về không gian kinh tế - xã hội nhưng lại có mối liên quan liên kết chặt chẽ.

 

 

Nhà - gia đình Việt Nam là tế bào xã hội, là năng lực tái sinh và truyền lưu văn hóa Việt Nam. Trong suốt trường kỳ lịch sử của xã hội phong kiến Việt Nam, hộ gia đình là động lực chính của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Ngày nay trong xã hội mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, hộ gia đình vẫn đóng vai trò quan trọng, nhất là trong nuôi dạy và giáo dục con cháu…

Cộng đồng làng là tích hợp của những gia đình với nhiều phương thức và quan hệ khác nhau, từ dăm bảy chục đến bốn năm trăm hộ. Làng cũng là một đơn vị kinh tế - xã hội, có quỹ đất, tín ngưỡng và phong tục tập quán riêng. Làng là sự liên kết chặt chẽ dòng họ, xóm ngõ, giáp phe, phường hội và mỗi gia đình là thành viên của những thành tố trên. Gia đình coi những cái gì trong làng đều là của chính mình. Chính những thành tố dòng họ, giáp phe, phường hội… đã bảo đảm an toàn cho cuộc sống làm ăn lam lũ đầy khó khăn, nhiều rủi ro cho dân làng, giúp cho họ vươn lên trong cuộc sống. Ý thức cộng đồng làng sản sinh ra trên cơ sở xã hội như vậy.

Sống ở nông thôn, khi đi xa, nghĩ về làng là người ta nghĩ đến cha mẹ, ông bà, dòng họ, đến xóm ngõ, đến cây đa, giếng nước, lũy tre làng với một đường biên cụ thể. Người dân làng Ước Lễ (huyện Thanh Oai) đi làm ăn khắp nơi, nhưng đến lễ hội làng, nhất là hội rằm tháng Giêng là bảo nhau nô nức về làng để gặp mặt, để vào đình lễ Thần, vào chùa lễ Phật và ra thăm giếng Đồng Bượng - cái huyệt mạch của làng. Hoặc chẳng may, mất ở tha phương thì điều mong muốn là được mang hài cốt về làng quê - nơi chôn nhau cắt rốn.

Ý thức cộng đồng làng, không đồng nhất với ý thức cộng đồng dân tộc, nhưng nó là một trong những nguồn gốc của ý thức dân tộc. Trong trường hợp gặp họa xâm lược, vấn đề sinh tồn của làng xã và của đất nước được đặt ra khẩn cấp như nước sôi lửa bỏng, thì ý thức làng và ý thức dân tộc là một. Lịch sử Việt Nam đã chỉ rõ: tất cả các cuộc chống ngoại xâm thắng lợi của nhân dân ta từ kháng chiến chống quân Nam Hán (thế kỷ X), chống Tống (thế kỷ thứ XI và XII), chống Mông – Nguyên (thế kỷ XIII), chống Minh (thế kỷ XV), chống Thanh (thế kỷ XVIII) đều xây dựng trên cơ sở chiến tranh nhân dân, thống nhất hành động giữa làng xã và nhà nước. Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), nhân dân ta thực hiện “mỗi người dân là một chiến sỹ, mỗi làng là một pháo đài” tạo ra sức mạnh nhà - làng - nước. Có những tên làng trong hàng vạn làng đi vào lịch sử như: làng địa đạo Nam Hồng (huyện Đông Anh, Hà Nội), làng kháng chiến Nguyên Xá (huyện Đông Hưng, Thái Bình), làng Nam Ngạn (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) với các cụ già bắn rơi máy bay Mỹ, làng kháng chiến (địa đạo) Vĩnh Mốc (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị)…

Sự thống nhất nhà - làng - nước tạo ra sức mạnh vô địch chính là chân lý lịch sử của mọi thắng lợi của chiến tranh chống xâm lược ở nước ta từ thời xa xưa đến thời đại Hồ Chí Minh.

 

Khánh Ngọc (tổng hợp)

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)