Đôi điều về nữ trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử Việt Nam
Theo Đại Nam nhất thống chí, bà là người rất thông minh, 10 tuổi đã biết làm văn. Bố đẻ bà tiếc tài của con gái nên đã cải trang cho bà làm con trai để đi học. Năm bà 17 tuổi, chúa Mạc mở khoa thi, số lượng người tham dự rất đông. Bà đi thi và đỗ thủ khoa. Khi đến dự tiệc chiêu đãi các tân khoa, chúa Mạc thấy nhan sắc và phong cách của bà nên đã sinh lòng ngờ vực, chúa gạn hỏi và đã biết là nữ. Chúa bèn nạp bà làm phi phong làm Tinh Phi (ý là sao sa) ngụ ý khen bà vừa thông minh, vừa giỏi giang, sáng láng như một vì sao.
Theo quy định thời xưa, phụ nữ không được phép đi học đi thi, nhưng bà đã cải trang đi thi là đã phạm tội khi quân. Tuy nhiên bà lại được chúa Mạc hết sức quý trọng. Về sau khi nhà Mạc mất bà vào rừng ẩn náu và bị chúa Trịnh bắt được, bà định tự tử nhưng sau đó bà được giải về gặp chúa Trịnh. Về già bà xuất gia đi tù ở chùa Vụ Nông, hạt Gia Lâm lấy hiệu là Diệu Huyền.
Có thể thể thấy từ trong lịch sử, những quy định về thân phận vị trí của người phụ nữ đã tạo nên sự bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới. Chính vì vậy có nhiều nữ giới thực tài nhưng vẫn chỉ chịu làm thân phận “nâng khăn sửa áo” cho chồng mà không thể vượt qua được giới hạn của sự ràng buộc này.
Dương Anh (tổng hợp)