Các tên gọi Thăng Long - Hà Nội
Từ năm 1010 đến năm 1945, Thăng Long - Hà Nội đã mang các tên gọi như sau:
- (Kinh đô) Thăng Long: Từ 1010 - 1397 (thời Lý - Trần)
- (Thành) Đông Đô: Từ 1397 - 1407 (triều Hồ)
- (Thành) Đông Quan: Từ 1407 - 1427 (thuộc Minh)
- (Kinh đô) Đông Kinh: Từ 1430 - 1789 (thời Lê Sơ - Mạc - Lê Trung hưng)
- (Thủ phủ) Bắc Thành: Từ 1789 - 1831 (thời Tây Sơn - Nguyễn
- (Tỉnh) Hà Nội: Từ 1831 (thời Nguyễn)
- Thành phố Hà Nội: Từ 1888 (thời Nguyễn, Hà Nội thuộc Pháp)
- (Thủ đô) Hà Nội: Năm 1945 (nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước CHXHCN Việt Nam)
Tính đến nay, thời gian mang tên Thăng Long là lâu nhất gần (400 năm) sau đó là Đông Kinh (300 năm), rồi đến Hà Nội (tính đến 2018 gần 200 năm), Đông Đô chỉ có 10 năm.
Trong 1000 năm ấy (từ Thăng Long đến Hà Nội) mảnh đất mang tên Thăng Long có hơn 800 năm là kinh đô, thủ đô của đất nước. Chỉ có hai lần Thăng Long không được chọn làm kinh đô (gần 200 năm).
Lần thứ nhất: Từ tháng 12/1397 đến 6/1407, kinh đô chuyển vào Tây đô (Thanh Hóa), Thăng Long đổi làm Đông Đô. Sau đó, khi nhà Minh đô hộ, thì gọi là Đông Quan, thủ phủ của bọn thống trị, cho đến năm 1427, kéo dài vài năm trước khi có tên chính thức là Đông Kinh, tổng cộng là 30 năm.
Lần thứ hai: Từ tháng 2/1789, triều Lê chấm dứt sau thất bại của quân xâm lược Mãn Thanh. Phú Xuân (Huế) được chọn làm kinh đô của vương triều Tây Sơn và vương triều Nguyễn. Tổng cộng 156 năm (1789 - 1945).
Hy vọng với bài viết này sẽ cho bạn đọc có một cái nhìn tổng quan về tên gọi của Thủ đô qua các thời kỳ. Để thấy được dù ở bất cứ hoàn cảnh nào Thăng Long - Hà Nội với luôn là nơi cơ quan đầu não quan trọng của đất nước.
Lê Ngân