Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ ba, 05/11/2019 10:10
Miếu thôn Tây quận Tây Hồ thờ Mẫu Đệ nhất Thượng Thiên

 Miếu thôn Tây là di tích mang biển nhà số 4, khu dân cư  số 2 đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Từ khu vực Lăng Bác, qua Bách Thảo, hết phố Hoàng Hoa Thám, rẽ phải vào đường Lạc Long Quân thẳng phố này khoảng 2km, rẽ phải (phía hồ Tây) vào cụm 2 di tích ở nhà số 4. Để tìm hiểu chi tiết hơn về nơi đây, độc giả hãy tìm đọc cuốn sách “Địa chí vùng Tây Hồ” do Nguyễn Vinh Phúc chủ biên trong Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến của Nhà xuất bản Hà Nội.

Thời Lê, Nhật Tân có tên là phường Nhật Chiêu, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên. Thời Nguyễn, Nhật Chiêu thuộc Tổng Thượng, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức. Niên hiệu Bảo Đại, Nhật Chiêu đổi thành Nhật Tân, Tổng Thượng, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông, sau đó nhập vào “đại lý đặc biệt Hà Nội”. Năm 1946-1954 cùng với xã Quảng Bá lập thành xã Quảng Tân. Năm 1955 tách riêng thành xã Nhật Tân thuộc quận V ngoại thành Hà Nội. Năm 1961 Nhật Tân thuộc huyện Từ Liêm. Năm 1996 đổi thành phường thuộc quận Tây Hồ.

          Miếu thôn Tây thờ Bà chúa Đệ Nhất. Hiện di tích có bàn thờ Mẫu, lầu thờ cô cậu, ban thờ thần linh, tượng Phật. Niên đại xây dựng: không rõ niên đại xây dựng, theo lối kiến trúc hiện còn, miếu được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIX. Năm 1997 xây thêm một gian thờ vong phía trong và 1 phòng nhỏ dạng nhà vuông làm nơi soạn lễ và tiếp khách. Di tích vẫn còn lưu giữ được những di vật: 1 pho tượng Quan Âm, 1 tượng Bác Hồ (thạch cao), 1 ngai thờ nhỏ bằng gỗ, 2 kiến thờ, 2 đao thờ, một số tượng mẫu nhỏ, 1 bát hương gốm Phù Lãng, 1 đôi lọ nhỏ. Quy mô, kiến trúc của miếu gồm cổng, nhà soạn lễ, miếu chính, nhà cúng vong, am thờ và sân hẹp. Tất cả gói gọn trong khuôn viên nhỏ, cổng nhỏ, xây 2 trụ gạch 25cm, phía trên đắp mái, dán ngói ta. Lầu thờ cô cậu: nằm bên phải, sau cổng vào, xây gạch trên diện tích 1m2, mái đắp 2 tầng 4 mái. Nhà soạn lễ: nằm kế tiếp Am thờ. Nhà xây gạch, đổ trần với mặt sau áp sát tường bao, 3 mặt để trống, có 2 trụ gạch vuông đổ phía trước. Nhà xây trên diện tích 2m2. Nhà cúng vong: nằm bên phải miếu chính, nhà xây gạch, để trần mái bằng, đắp tôn giả ngói. Nền lát đá hoa, nhà có diện tích 12m2. Miếu chính: chia làm tiền tế và hậu cung tạo thành hình chữ nhị. Tiền tế: xây gạch, tường 220, mái lợp ngói tây, nền lát gạch hoa 20cm, mái trước kéo dài tạo thành hiên, có 2 cửa ra vào ở 2 đầu tường hồi, cửa vòm, thấp, hẹp ngang. Bộ khung gồm 2 bộ vì gỗ giá chiêng gác lên 2 thanh bê tông, nhà hẹp lòng. Cung: xây gạch, tường 220, mái lợp ngói tây, nền lát gạch hoa, cung thông với tiền tế bằng 3 cửa vòm. Có 2 vì gỗ kiểu giá chiêng gác lên tường bao và thanh bê tông. Sân: hẹp, có khoảng 3m2 sân phía trước miếu và 5m2 sân phía bên phải, trước nhà vong. Ngoài ra, di tích còn có bếp, vệ sinh ở góc phải, trước miếu chính.

          Miếu thôn Tây có quy mô nhỏ, kiến trúc đơn giản, tuy nhiên lại là nơi thờ Mẫu Đệ nhất Thượng Thiên – Thiên Tiên Liễu Hạnh Công chúa.

Thúy Hạnh

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)