Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ sáu, 08/11/2019 01:50
Vài nét về kết cấu sách Kinh đô Thăng Long những khám phá Khảo cổ học

 Cuốn Kinh đô Thăng Long nhưng khám phá Khảo cổ học nằm  trong “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” giai đoạn II do Nhà xuất bản làm chủ đầu tư. Cuốn sách đã phác họa được một nghìn năm kể từ ngày Lý Công Uẩn định đô, kinh thành Thăng Long đã chứng kiến bao sự đổi thay, bao bước thăng trầm của đất nước, của bể dâu thế sự. Một đất nước nhọc nhằn, một kinh đô cũng nhọc nhằn, không chỉ trong sản xuất, trong sáng tạo, mà còn trong chiến đấu, để phát triển, để tồn tại… và nhiều nhiều lý do khác nữa, nên thế mà nay, phần hầu hết những dấu tích vật thể cổ xưa không còn thấy nữa, ít nhất là trên mặt đất. Chỉ còn phần rất ít được bảo lưu trong lòng đất. Ít nên trở nên quý giá. Nhưng không phải chỉ có thể: Ít nhưng vẫn phần nào cho ta thấy được cái lớn lao về quy mô, cái giá trị đến vô giá về nhiều phương diện. Đó chính là những di tích, di vật khảo cổ học. Đây là cuốn sách ảnh đồng thời là công trình nghiên cứu khoa học. Đối tượng đề cập chính của đề tài là Kinh đô Thăng Long, được thể hiện bằng hình ảnh các kết quả nghiên cứu khảo cổ học. 

 Cuốn sách đã đáp ứng 2 yêu cầu: Khoa học và Đại chúng. Các tài liệu khoa học đưa ra có độ tin cậy và tiêu biểu cao. Bằng lối viết dung dị và cách trình bày phổ cập đã đưa đến cho người đọc những cảm hứng tốt trong nhận thức về lịch sử văn hóa của Kinh đô Thăng Long - Hà Nội xưa.

Các tác giả đã chọn lọc những di tích và di vật tiêu biểu nhất, trong đó chú trọng đến những phát hiện chưa công bố rộng rãi như địa điểm Kính Thiên - Đoan Môn; đàn Xã Tắc; đàn tế Nam Giao; địa điểm Cầu Giấy - đê Bưởi; Đào Tấn - đê Bưởi; Đội Cấn - đê Bưởi; Văn Cao - đê Bưởi v.v… Đấy là những điểm mới mẻ của cuốn sách này so với những cuốn khác công bố trước đây về Kinh đô Thăng Long.

Kết cấu của cuốn sách cũng hết sức chặt chẽ được chia làm 5 chương rõ ràng:

I. Khảo cổ học với việc nghiên cứu kinh đô Thăng Long: Phần này ta giả nghiên cứu khá cụ thể về  thắng địa của Thăng Long  (Về vị trí, lược sử hình thành); Khảo cổ học với việc nghiên cứu Kinh đô Thăng Long (Lược sử khảo cổ học Thăng Long, Tầng văn hóa Thăng Long - Hà Nội).

II. Khảo cổ học trục di tích Đoan Môn - Hậu Lâu - Bắc Môn - Kính Thiên: Ở phần này tác giả đi chi tiết vào từng địa điểm với từng hiện vật điển hình và hình ảnh cụ thể.

III. Khảo cổ học địa điểm 18 Hoàng Diệu: phần này tác giả đi sâu tim hiểu các di tích, di vật các các triều đại phong kiến đã định đô ở đây như: Di tích, di vật thời Tiền Thăng Long; di tích, di vật thời Đinh - Tiền Lê; di tích, di vật thời Lý; di tích, di vật thời Trần; di tích, di vật thời Lê sơ, thời Mạc, thời Lê Trung hưng, thời Tây sơn và Nguyễn.

IV. Khảo cổ học các địa điểm khác: một số địa điểm như số 11 Lê Hồng Phong, 62 – 64 Trần Phú, Giagr Võ trường, Quần Ngựa, Văn Miếu, Đàn Xã Tắc, đàn tế Nam Giao, địa điểm Trang Tiền Plaza và 47 Hàng Dầu, Đoan Môn, Cầu Giấy - đê Bưởi, Đào Tấn - đê Bưởi, Đội Cấn - đê Bưởi, và địa điểm Văn Cao - Hoàng Hoa Thám.

V. Những giá trị lịch sử văn hóa toàn cầu: từ văn hóa Phùng Nguyên, khoảng đầu Công nguyên đến khoảng thế kỷ V - VI, khoảng thế kỷ VII – VIII đến khoảng đầu thế kỷ X, thời Đinh - Tiền Lê, thời Lý, thời Trần, thời Lê sơ, thời Mạc, thời Lê Trung hưng, thời Tây Sơn, thời Nguyễn, Cách mạng tháng Tám năm 1945 trở lại đây.

Đây là một cuốn sách cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc trong việc giới thiệu sự hình thành và phát triển của kinh đô Thăng Long - Hà Nội trong suốt chiều dài lịch sử thông qua những bằng chứng sinh động khảo cổ học.

Toàn bộ nội dung của đề tài được trình bày trong cuốn sách đã bao quát được sách đã bao quát được bức tranh toàn cảnh về Kinh đô Thăng Long qua các thời kỳ lịch sử. Các tác giả đã khai thác triệt để các giá trị lịch sử - văn hóa của các di tích, di vật khảo cổ học trong chỉnh thể cấu trúc Kinh đô Thăng Long.

“Kinh đô Thăng Long - Những khám phá khảo cổ học” do PGS.TS Tống Trung Tín chủ biên và các cộng sự là một tổng tập khảo cổ học về kinh đô Thăng Long - Hà Nội gần một thế kỷ. Công trình này, các tác giả đã có nhiều cố gắng để phác họa diện mạo diễn trình phát triển của khu vực Thăng Long - Hà Nội từ thời Văn minh sông Hồng cho tới thời đại Hồ Chí Minh.

PGS.TS. Tống Trung Tín là người chủ trì nhiều cuộc khai quật thuộc phạm vi kinh đô Thăng Long và Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Chính những kết quả của các cuộc khai quật đầu thế kỷ XXI ở khu vực Trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã góp phần quan trọng trong việc khẳng định những giá trị văn hóa lịch sử của kinh đô Thăng Long. Những giá trị ấy đã được UNESCO ghi nhận và công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới vào năm 2010. Chủ biên công trình này là PGS.TS Tống Trung Tín và các cộng sự, những người đã trực tiếp khai quật, nghiên cứu về kinh thành Thăng Long, để công bố những kết quả nghiên cứu, khai quật nhiều khu vực của kinh đô Thăng Long là việc làm có ý nghĩa.

Đặng Tình

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)