Hồ Xuân Hương đại diện cho phụ nữ có tiếng nói phản kháng với chế độ cũ
Hồ Xuân Hương sinh ở phường Khán Xuân (nay thuộc địa phận Bách Thảo, Hà Nội). Còn theo Giai nhân dị mặc, Hồ Xuân Hương là ái nữ của Sinh đồ Hồ Phi Diễn, người hương Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An. Thân mẫu của Hồ Xuân Hương là bà lẽ tên Hà Thị, người trấn Hải Dương. Trong thế cuộc xoay vần đầy nhiễu nhương cuối thế kỷ XVIII, Hồ Xuân Hương vẫn được hưởng những năm tháng ấu thơ êm đềm ở một dinh thự lớn tên Cổ Nguyệt đường ven hồ Tây, bấy giờ là chốn phồn hoa đô hội bậc nhất xứ Đàng Ngoài.
Bà ít phải ràng buộc trong gia giáo nghiêm khắc như mọi nữ lưu cùng thời. Bà rất thông minh, hiếu học. Hồ Xuân Hương cũng được cưới gả từ rất sớm như mọi con gái trâm anh thế phiệt bấy giờ, nhưng dẫu qua hai lần đò đều không viên mãn. Ban đầu, bà làm lẽ của một hào phú có biệt hiệu Tổng Cóc. Ông là Chánh tổng Nguyễn Bình Kình, tự Công Hòa. Ông là cháu của quan nghè Nguyễn Quang Thành, bản thân cũng một lần đi thi Hương nhưng không đỗ đạt. Sau Tổng Cóc đăng trình, lên đến chức cai cơ nên thường được gọi là Đội Kình. Tổng Cóc là người rất yêu chiều vợ, ông cũng rất thán phục với tài của Hồ Xuan Hương. Chung sống với Tổng Cóc được một thời gian khá lâu thì Hồ Xuân Hương dứt áo ra đi với một cái thai. Lý do bà đi thì có nhiều nhưng chủ yếu vẫn thì rằng bà đi vì không chịu được cảnh dị nghị của vợ con Tổng Cóc và người làng; lại có thuyết cho rằng vi bà là người có tính phóng khoáng không thể ngồi một chỗ và bà chốn cùng tình nhân.
Sau khi mãn tang cha, mẹ, bà tái hôn và làm lẽ Tú tài Phạm Viết Ngạn, là tri phủ Vĩnh Tường. Theomột số tài lại đặc biệt Phạm gia tộc phả và Triệu tông phả, ông phủ Vĩnh Tường tên cúng cơm là Đại, tự Thành Phủ. Nguyên quán của ông ở hương Trà Lũ, xã Xuân Trung, phủ Xuân Trường, trấn Sơn Nam Hạ. Nhưng sống với nhay được một thời gian ngắn ông đã tạ thế.
Có thể nói hoàn cảnh gia đình của Hồ Xuân Hương rất lận đận, vì vậy nó ảnh hưởng không ít đến cuộc sống, nhân sinh quan và sáng tác của bà. Tình yêu, cuộc sống vợ chồng đều trắc trở. Thân phận vợ lẽ trong gia đình đa thê là thân phận rất khổ sở “ Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng; Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”. Qua vần thơ để thấy bà rất căm ghét kiếp lấy chồng chung. Nguời thì được “ủ ấm” trong chiếc chăn bông nhưng người thì phải chịu cảnh lạnh lùng cái lạnh ở đây là cái lạnh trong lòng cái lạnh thiếu tình cảm, thiếu sự yêu thương chia sẻ của người chồng.
Bà căm ghét những người đàn ông ngu dối, vô đạo đức nhưng lại có quyền thế trong gia đình, ngoài xã hội “ Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ; Lại đây cho chị dậy làm thơ; Ong non ngứa nọc châm hoa rữa; Dê cõn buồn sừng húc dậu thưa” .
Lễ giáo phong kiến đối với bà chỉ là một trò hề chứa trong nó đầy dối trá và xảo quyệt. Chính vì vậy các tác phẩm của bà luôn chứa đựng những lời phên phán chế độ cũ một chế độ mà những người đan ông những người mà xã hội cho là có quyền thế trong gia đình nhưng đối với bà họ chỉ là một lũ ngu dốt đạo đức giả. Tất cả những nỗi căm hận, phản kháng đã thể hiện rõ trong thơ bà.
Hồ Xuân Hương được xem như hiện tượng kỳ thú của dòng thi ca cổ điển Việt Nam bà đã đưa ra được một cái nhìn mới bộc lọ những nết suy đội của chế độ cũ, chế độ bà đang được trực tiếp sống và bà thấy nó đang ngày càng bất công đối với người phụ nữ và nhìn thấy được sự mục rữa nó.
Các bài thơ Nôm của bà tạo nên một bức tranh về sự áp bức phụ nữ của chế độ phong kiến và sự phản kháng mạnh mẽ của người đại diện phụ nữ là bà. Thơ bà tạo nên một màu sắc đặc biệt trong thời đại phong kiến Việt Nam, vì vậy thơ bà không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được nhiều đồng nghiệp trên thế giới khâm phục và dịch ra nhiều thứ tiếng.
Bằng một ngôn ngữ trào lộng và hết sức độc đáo, thơ Xuân Hương là một tiếng sấm giữa bầu trời của xã hội phong kiến đang thời kỳ mục nát suy đồi, là tiếng nói bênh vực quyền sống của những con người nghèo khổ. Ngòi bút của bà tung hoành trên các trang viết, suốt đời kiếm tìm cho mình "cái tôi" giữa dòng đời đen bạc. Xuân Hương là con người của đất, của trời, của bốn phương, gót chân của bà đã đi tới tận cùng ngõ ngách từ đồi núi đến đồng bằng, để rồi nhiều áng thơ Nôm bất hủ lần lượt được ra đời và đi vào lòng hậu thế.
Đặng Tình