Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ năm, 28/11/2019 08:46
Một số chính sáchbảo vệ người phụ nữ của luật Hồng Đức

Phụ nữ luôn đóng một vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội.  Tuy người phụ nữ  phong kiến không có quyền hành gì trong gia đình và ngoài xã hội  Chính vì vậy từ khi có pháp luật thì luật vẫn phải có những điều đứng về người phụ nữ để bảo vệ họ. Điều này được TS. Nguyên Ngọc Mai thể hiện khá chi tiết trong cuốn “Phụ nữ Thăng Long - Hà Nội” mời đọc giả tìm đọc cuốn sách đê hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này.

       Luật Hồng Đức đã có nhiều điều bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Quyền lợi đó có được bảo vệ trước hết trong quan hệ hôn nhân. Điều 322 trong luật Hồng Đức ghi: “ Con gái hứa gả chồng mà chưa thành hôn, nếu biết người con trai bị ác tật hay phạm tội hoặc phá tán tài sản thì cho phép người con gái được trình quan mà trả đồ lễ trái luật thì xử phạt 80 trượng”. Điều 322 đã làm cho người phụ nữ hứa hôn không bị trói buộc vào người con trai khi không đảm bảo hạnh phúc cho người vợ sắp cưới. Cũng nên lưu ý là luật này cũng bênh vực phụ nữ ở chỗ: “Nếu người con gái bị ác tật hay phạm tội thì không phải trả đồ lễ”.

Khi đã thành hôn, tuy trong xã hội cũ nam giới được quyền lấy năm thê bẩy thiếp, nhưng quyền lợi chăn gối của người vợ đã được pháp luật đảm bảo trong điều luật 308: “Phàm chồng đã bỏ lửng vợ trong 5 tháng, không đi lại, vợ được trình với quan sở tại và xã quan làm chứng thì người chồng đó bị mất vợ. Nếu vợ đã có con thì cho hạn một năm. Nếu đã bị mất vợ lại ngăn cản người khác lấy vợ cũ của mình thì phải tội Biến". Luật cho người vợ được kiện chồng khi không quan tâm đến hạnh phúc của mình và được phép lấy chống mới, là một điều rất hiếm thấy trong hình luật của nhiều nước thời xưa và thậm chí ngay cả nhiều bộ luật ngày nay.

            Trong việc thừa kế tài sản, quyền lợi của phụ nữ cũng được bảo vệ chu đáo: Điều 376 Điều 388. Phần con của vợ lẽ nàng hầu thì phải kém", (gái cũng như trai) Xã hội phong kiến theo chế độ phụ quyền, việc thờ cúng, giữ ruộng hương hỏa thuộc về con trai nhưng trong luật Hồng Đức được bổ sung năm 1517 ghi: "Người giữ hương hỏa có con trai trưởng thì dùng con trai trưởng, không có con trai trưởng thì dùng con gái trưởng, ruộng đất hương hỏa thì cho lấy 1/20".

Một điều đặc biệt đáng chú ý là luật Hồng Đức đã bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể của phụ nữ, xử tội rất nặng những kẻ gian dâm với vợ người khác. Điều 401 ghi: “ Gian dâm với vợ người khác thì xử tội Lưu hay tội chết... (lưu là đánh bằng trượng và đi đầy ở nơi xa)”.. Luật trừng trị rất nghiêm đối với tội hiếp dâm phụ nữ, điều 403 ghi: "Hiếp dâm thì xử tội Lưu hay chết và phải nộp tiền tạ về tội gian dâm thường một bậc, nếu làm người đàn bà bị thương thì xử tội hơn tội đánh người bị thương một bậc. Nếu làm người đàn bà bị chết thì điền sản kẻ phạm tội phải trả cho người nhà bị chết". Bảo vệ thân thể cho các em gái nhỏ, luật cũng xử tội rất nặng, điều 404 ghi: "Gian dâm với em gái nhỏ từ 12 tuổi trở xuống, dù người con gái có thuận tình, cũng xử tội như tội hiếp dâm" (nghĩa là bị lưu hay chết).

Các điều này của luật rất tiến bộ và công bằng khi trừng phạt những kẻ có tội còn lệ của làng thì chỉ trừng phạt những người phụ nữ ( ngoại tình hay chửa “hoang”) bằng những hình phạt tàn khốc, thậm chí giết chết, còn những người đàn ông nếu bị phát hiện cũng trừng trị rất nhẹ như nộp phạt bằng lợn, gà. Do ảnh hưởng của Nho giáo nên người dân  cho rằng phải trừng trị năng những người phụ nữ “lẳng lơ” vì thất tiết còn nam giới thì có quyền “ năm thê bảy thiếp” hoặc tình dục bừa bãi vì cho rằng đàn ông có lỗi về tình dục cũng là lẽ thường.

Trong thủ tục tố tụng, luật Hồng Đức cũng chú ý bảo vệ quyền lợi thai sản của người mẹ và trẻ sơ sinh, (điều 680 ghi: "Đàn bà phải tội tử hình trở xuống, nếu đang có thai thì phải để sinh đẻ sau 100 ngày mới đem hành hình... Nếu khi chưa sinh mà thi hành tội xuy (đánh roi) thì ngục quan bị phạt tiền 20 quan, ngục lại bị tội 80 trượng."

Lê Thánh Tông thường bảo với các quan rằng: Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân theo ( Đại Việt sử ký toàn thư). Một điều đáng kinh ngạc là vua không cho rằng mình là đấng tối cao đứng trên luật pháp mà cũng phải thực hiện luật pháp một cách gương mẫu. Điều này khiến cho luật có sức sống và rất đáng để cho những người hiện đại như chúng ta phải suy ngẫm.

           Ngoài ra, Lê Thánh Tông chủ trương sửa đổi luật thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, mở đồn điền, kêu gọi người phiêu tán về quê cũ, đặt ra luật quân điền chia đều ruộng đất cho mọi người. Những nỗ lực nhằm xây dựng phát triển Đại Việt của Thánh Tông đã được kiểm chứng qua các bài chiếu, chỉ dụ do ông trực tiếp chấp bút và ban bố, như Chiếu khuyến nông, Chiếu lập đồn điền, Chiếu định quan chế và các chiếu thư khác.

Đặng Tình

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)