Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ năm, 28/11/2019 08:46
Vài nét về bố cục cuốn lịch sử cận đại Hà Nội 1883 - 1945

 Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc lịch sử thời cận đại là một giai đoạn có rất nhiều đặc sắc trong đó đặc biệt phải kể tới lịch sử Hà Nội cận đại. Thấy được tấm quan trọng của thời kỳ này, cùng với một đam mê về lịch sử văn hóa dân tộc. GS. TS Phạm Hồng Tung vùng PGS.TS Trần Viết Nghĩa đã nghiên cứu về Lịch sử cận đại Hà Nội 1883 - 1945. Cuốn sách thuộc mảng sách lịch sử thuộc cơ cấu Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II do nhà xuất bản làm chủ đầu tư. 

Bố cục cuốn sách có kết cấu khá chặt chẽ ngoài lời nhà xuất bản, kết luận và tài liệu tham khảo cuốn sách được chia làm 4 chương lớn với những nội dung như sau:

Chương 1: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Hà Nội cuối thế kỷ XIX

Phần này tác giả đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu

I. Nước Việt Nam đối diện với cuộc xâm lược của thực dân Pháp

   1. Việt Nam trong bối cảnh khu vực và quốc tế: phần này tác giả nêu ra lý do thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và bối cảnh của Việt Nam ta trong thời gian này.

  2. Vài nét về cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kỳ

II. Âm mưu xâm lược Bắc Kỳ lần thứ nhất của thực dân Pháp

III. Quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất (1873)

IV Quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai. (1882)

Chương II. Bộ máy chính quyền thuộc địa ở Hà Nội

II. Bộ máy quản lý thành phố Hà Nội trong thời kỳ đầu cai trị

II. Hội đồng thành phố Hà Nội

III. Một số hoạt động của Hội đồng thành phố Hà Nội

IV. Tòa đốc lý Hà Nội

V. Mạng lưới phố trưởng ở Hà Nội

VI. Bộ máy chính quyền ở Hà Đông và Sơn Tây

VII. Bộ máy quân đội, cảnh sát, tòa án và nhà tù

1.      Quân đội và cảnh sát

2.      Tòa án và nhà tù

Chương 3: Những chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa và phong trào yêu nước ở Hà Nội đầu thế kỷ XX (1897- 1930)

I.Những chuyển biến kinh tế xã hội

    1. Những chuyển biến về kinh tế

  2. Những chuyển biến về xã hội

II. Những chuyển biến về văn hóa

III. Diện mạo và đời sống đô thị ở Hà Nội đầu thế kỷ XX

   1. Diện mạo Hà Nội

   2. Đời sống đô thị

IV. Phong trào yêu nước ở Hà Nội thời kỳ 1905 -1930

  1. Phong yêu nước dưới sự lãng đạo của các nhà Nho cấp tiến (1905 - 1913)

  2. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới (1919 - 1930)

Chương 4: Tình hình, xã hội, văn hóa và phong trào yêu nước ở Hà Nội từ 1930 đến 1945

I. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội

  1. Những chuyển biến về kinh tế

 2. Những chuyển biến về xã hội

II. Những chuyển biến mới về văn hóa và đời sống đô thị

  1. Những chuyển biến mới về văn hóa

 2. Đời sống đô thị

III. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Hà Nội (1930 - 1945)

 1. Xây dựng cơ sở Đảng, tổ chức quần chúng đấu tranh trong thời kỳ 1930 - 1931

 2. Cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ và dân sinh trong thời kỳ  1936 - 1939

3. Thời kỳ vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945

4. Phong trào kháng Nhật cứu nước

5. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền

Qua bố cục của cuốn sách chúng ta có thể thấy được thời kỳ cận đại đất nước ta có rất nhiều sự chuyển biến trong đó phải đáng nói là Hà thành. Có sự chuyển biến mạnh mẽ về cả kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự. Diện mạo của đất nước của Hà thành có thay đổi tuy nhiên sự thay đổi này chủ yếu là phụ vụ cho mục đích khai thác thuộc chúng chỉ cho phát triển các ngành công nghiệp nhẹ còn không cho phát triển những ngành công nghiệp nặng và khoa học kỹ thuật cao. Chúng chỉ muốn khai thác nguồn tài nguyên và nhân công rẻ mạt của nước ta. Thấy được âm mưu của thực dân Pháp nhiều quân và dân ta chống cự một cách mạnh mẽ nhưng do triều đình Huế bạc nhược nhân nhượng… không dám đối đầu với chúng nên chúng càng lấn tới đàn áp nhân dân ta nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Ninh Bình, Bắc Ninh…

Với một bố cục chặt chẽ hoàn chỉnh tác giả đã cung cấp một cách hệ thống những nội dung cần thiết đáng chú ý trong thời gian này. Cuốn sách có nhiều thông tin bổ ích về kiến thức lịch sử Hà Nội nhưng lồng vào đó là những nét văn hóa đây là một cách viết mới lịch sử mà đậm chất văn hóa. Hy vọng khi cầm cuốn sách trên tay độc giả sẽ có nhiều cách nhìn về lịch sử Hà Nội một thời kỳ có biết bao nhiêu khó khăn nhưng cũa có biết bao niềm vui niềm tự hào vầ người con đất Việt như Nguyễn Tri Phương hay Hoàng Diệu và biết bao những người dân Hà thành dám xả thân vì nền độc lập tự do của đất nước, vì sự bình yên của quê hương mình… Tên của các anh sẽ được khắc ghi mãi với những trang sử vẻ vang của dân tộc nói chung và với nhân dân và thủ đô Hà Nội nói riêng.

Đặng Tình

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)