Phan Huy Cận và đóng góp của ông với dòng văn Phan gia
Phan Huy Cận (1722 - 1789) vốn tên là Cận, sau mới đổi tên là Áng, hiệu Thận Trai, sinh ngày 13/8/1722 mất ngày 6/5/1789. Theo Phan tộc gia công phả, dòng họ ông tương truyền nguyên gốc ở thôn Ngọc Điền ( Tục gọi Chợ Cày), vì công tác giáo phường mới thiên cư sang Chi Bông, xã Thu Hoạch, tổng Canh Hoạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Về mặt dòng họ, Phan Huy Cận vốn là em họ ngoại của Nguyễn Huy Oánh. Lúc còn ít tuổi, ông được cùng Nguyễn Huy Oánh theo học Nguyễn Hữu Tựu, về sau lại từng có thời gian theo học chung thày với Nguyễn Huy Oánh và có mối quan hệ khá thân tình với con cháu dòng họ Nguyễn Huy vốn nổi tiếng về văn chương chữ nghĩa ở làng Trường Lưu, cùng tỉnh. Kho thi Hương năm Đinh Mão niên hiệu cảnh Hưng (1747), ông đậu Giải nguyên, đến năm Giáp Tuất (1754) được vào điện thí, đỗ Hội nguyên, đồng Tiến sĩ thứ tư. Sau khi đỗ Tiến sĩ, ông được ra làm quan, từng trải các chức Hàn lâm viện Hiệu thảo, Án sát sứ hải Dương, Bồi tụng, rồi được về hưu trí. Đến khi Lê Chiêu Thống lên ngôi vua, ông lại được mời ra làm quan, được vào tòa Kinh diên, làm chức Bình chương sự Nhập thị Tham tụng, Quốc sử tổng tài, sau được phong Lễ bộ tả thị lang, tước Khuê phong hầu.
Sách vở trước tác của Phan Huy Cận hầu như không thấy lưu lại, ngoài một bài tựa viết cho sách Ngũ kinh toản yếu đại toàn của Nguyễn Huy Oánh.
Duy Trần