Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ ba, 03/12/2019 02:06
Tìm hiểu đôi nét về lễ hội phường Gia Thụy

Phường Gia Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội được chính thức thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 6 tháng 11 năm 2003. Phường có khá nhiều khu di tích với nhiều lễ hội nhưng nổi trội hơn cả là vẫn là lễ hội đình Gia Thụy và Lễ hội đình Sài Đông được tác giả PGS.TS Vũ Văn Quân nêu khá chi tiết trong cuốn Hồ sơ tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội tập 9 thuộc cơ cấu Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm van hiến do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành. Mời độc giả tìm đọc cuốn sách ý nghĩa này để thấy được giá trị lịch sử văn hóa của đất nước ta nhân dân ta và đặc biệt là quận Long Biên thành phố Hà Nội qua cuốn sách này.

 Lễ hội đình Gia Thụy

Là loại hình lễ hội dân gian, tổ chức vào ngày 10 tháng 2 âm lịch tại phường Gia Thụy, quận Long Biên, do cấp phường tổ chức, cấp quận quản lý để tưởng nhớ đức Xuân Vinh đại vương, Luân Nương công chúa

Đình làng thờ hai anh em ông Chung Vinh (còn gọi là Xuân Vinh) và bà Luân Nương (còn gọi là Bà Son công chúa). Hai anh em đã tập hợp trai tráng trong làng thành đội dân binh, tham gia dẹp loạn. Sau đó họ đem quân về Hoa Lư nhập vào quân của Đinh Bộ Lĩnh, được giao nhiệm vụ và đã đánh thắng sứ quân Kiều Công Hãn. Sau khi hóa, vua phong cho Chung Vinh là “Xuân Vinh hộ quốc tán trị, linh đức đại vương” và Luân Nương là “Trinh Thục Từ Hoa công chúa”, sắc cho dân làng Mai Phúc thờ phụng. Để tưởng nhớ công lao của hai vị thành hoàng, dân làng Mai Phúc dựng hai đình thờ, là đình Trong và đình Ngoài.

Ngày mồng 9, dân làng rước long đình và đồ tế khí từ đình Ngoài vào đình Trong, rồi lên mộ song thân của các thánh sửa sang, thắp hương. Sau đó xuống 4 làng kết chạ là Cự Đồng, Ô Cách, Làng Tram và Làng Vo làm lễ giao hiếu.

Sáng mồng 10, dân làng tổ chức lễ rước thánh. Đi đầu đoàn rước là đội múa sư tử, theo sau là cờ thần ngũ sắc, phường bát âm, bát bửu, rồi đến long đình, trên bày hương hoa ngũ quả. Sau long đình là 2 ngựa gỗ có bánh xe đẩy. Tiếp đến là hai kiệu bát cống có tán vàng lọng tía, đội sinh tiền nhảy múa xung quanh. Đi sau là các cụ ông, cụ bà và các cô thiếu nữ đội mâm lễ vật. Đoàn rước đi từ đình Ngoài theo đường cái lớn ra khu mộ thân phụ và thân mẫu nhà thánh làm lễ, rồi rước vào đình Trong, sau đó sang đình lễ Phật, rồi hồi cung đình Ngoài.

Phần hội: Các trò chơi dân gian trong lễ hội đều gắn với tinh thần thượng võ gồm: đấu vật, kéo co.

Lễ hội đình Sài Đồng

Là loại hình lễ hội dân gian, tổ chức vào ngày mồng 9 tháng 2 âm lịch tại phường Gia Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội do cấp phường tổ chức, cấp quận quản lý để tưởng nhớ đức Linh Lang Đại Vương, Trương Liệt đại vương

Đình thờ thần hoàng làng là Linh Lang đại vương và Trương Liệt đại vương. Linh Lang là Hoàng tử Hoàng Chân - con trai của Vua Lý Thánh Tông đã lập công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (năm 1076) và âm phù cho các triều đại vua đánh thắng giặc. Trương Liệt đại vương đã mang quân theo Hai Bà Trưng đánh giặc Tô Định.

Hội đình Sài Đồng ngày nay được tổ chức vào ngày mồng 9 tháng 2 nhưng xưa kia được tổ chức vào ngày 4 tháng Giêng.

Điểm đặc sắc của lễ hội làng Sài Đồng là tục thi khuyến nông. Mở đầu cuộc thi là một lão nông dắt một con trâu mộng to đẹp vào sân đình làm lễ thánh. Sau đó một chàng lực điền dùng con trâu đó cày lên thửa ruộng trước đình. Một cô gái tung thóc gieo mạ. Dân làng reo vui cổ vũ mừng nhà nông thịnh vượng. Cuộc biểu diễn kết thúc. Chàng lực điền cởi khăn rìu chít đầu hóa ra là đây là một cô gái đóng giả. Còn cô gieo mạ tháo khăn mỏ quạ ra lại hóa ra là một chàng trai.

Phần hội: Có hát quan họ và một số trò chơi dân gian như: đánh cờ người, chọi gà.

Qua đây ta thấy truyền thống gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của thành phố Hà Nội nói chung và quận Long Biên nói riêng rất cẩn thận được giữ vững trong đình và có sự truyền dạy cho các đời của địa phương để nhân dân và các thế hệ trẻ của địa phương tiếp lối truyền thống của cha ông ta tiếp tục xây dựng que hương đất nước ngày càng to đẹp vững mạnh hơn trên con đường phát triển và hội nhập quốc tế. Là thế hệ trẻ của Thủ đô hôm nay chúng ta càng tự hào hơn khi mà truyền thống uống nước nhớ nguồn ăn quả nhớ người trồng cây ngày càng lan tỏa rộng thông qua các lễ hội vừa mang tính lịch sử nhân văn lại mang tính giáo dục cộng đồng sâu sắc. Để thế hệ trẻ hôm nay cố gắng tiếp bức truyền thống đó.

                                                                                                            Kim Sơn

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)