Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ tư, 04/12/2019 02:05
Các tên gọi khác của sông Hồng

Ngoài các tên gọi khác ở ngoài lãnh thổ, trong phạm vi Việt Nam, sông Hồng được gọi bằng nhiều tên khác nhau, được ghi chép trong các văn liệu lịch sử cũng như trong dân gian. Do tính chất quan trọng của con sông trong đời sống cộng đồng dân cư trong vùng, mỗi một tên gọi của nó đều ít nhiều phản ánh dấu vết văn hoá của những chủ nhân đã từng sử dụng những tên gọi đó. Các dân tộc ở những vùng khác nhau của Việt Nam gọi tên sông Hồng khác nhau, trong mỗi đoạn sông cũng có thể có tên gọi khác nhau. Phân tích các tên gọi sông Hồng theo nguồn gốc ngôn ngữ và cách cấu tạo, trong một chừng mực nhất định, sẽ giúp chúng ta phần nào làm rõ tính đa dạng văn hoá trong tiến trình phát triển lịch sử của người Việt ở cái nôi hình thành nền văn hoá của dân tộc. Vấn đề này đã được PGS.TS Đặng Văn Bào và cộng sự phân tích tổng hợp trong cuốn sách Sông hồ Hà Nội – công trình thuộc Dự án Tủ sách  Thăng Long ngàn năm văn hiến

Thời sơ sử, sông Hồng có tên là sông Văn Lang. Vào thời nhà Hán, sông Hồng có tên là sông Diệp Du, rồi sông Mi Linh. Thời Lý Trần và thời thuộc Minh (đầu thế kỷ XV), sông Hồng được gọi là sông Lô. Thời kỳ cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn (khoảng trên 200 năm trước), sông Hồng được gọi là sông Bạch Hạc. Khúc sông từ Điệp Thôn (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) đến Hải Bối (huyện Đông Anh) được gọi là sông Tráng Việt; từ Hải Bối trở đi gọi là sông Nhị (hoặc Nhị Hà). Ở phía thượng nguồn tính từ Việt Trì, người Thái gọi sông Hồng là Nậm Tao, đoạn sông này, tiếng Kinh là sông Thao (Nguyễn Chí Bền, 2008).

Trong thư tịch của Trung Quốc và Việt Nam, sông Hồng có các tên gọi khác nhau như sông Văn Lang, sông Mê Linh, sông Thao, sông Nhị/Nhĩ Hà, sông Phú Lương, sông Bạch Hạc, sông Tam Đới, sông Hồng Hà, sông Xích Đằng, sông Hoàng Giang, sông Tráng Việt, sông Lô hay Lô Giang, sông Kẻ Chợ,...

Ngoài những tên gọi được ghi chép trong sử liệu, sông Hồng còn có một tên gọi dân gian khá phổ biến là sông Cái. Trong thời kỳ Pháp thuộc, khi thấy con sông Cái này luôn “đỏ nặng phù sa” nên được người Pháp cùng gọi tên sông là “Le Fleuve Rouge” (sông có màu nước đỏ/hồng) và tên gọi sông Hồng hay Hồng Hà bắt đầu được sử dụng. Có thể nói, tên gọi sồng Hồng hay Hồng Hà được dùng phổ biến hiện nay đã chính thức xuất hiện vào thế kỷ XIX.

Dương Vũ

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)