Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ sáu, 20/12/2019 03:01
Di tích khảo cổ học Báo Ân

 Khảo cổ học là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động của con người trong quá khứ, thường bằng cách tìm kiếm, phục chế, sắp xếp và nghiên cứu những chi tiết văn hóa và dữ liệu môi trường mà họ để lại, bao gồm vật tạo tác, kiến trúc, hiện vật sinh tháiphong cảnh văn hóa. Khảo cổ học được coi là một Khoa học xã hộiNhân văn, tại Hoa Kỳ, khảo cổ học được coi là một phân ngành của Nhân học  nhưng tại châu Âu, nó được coi là một ngành khoa học riêng biệt. Thấy được tầm quan trọng của nó có rất nhiều nhà nghiên cứu có những phát hiện mới cho ngành khảo cổ học Việt Nam cũng góp phần vào công cuộc gìn giữ và bảo lưu những giá trị lịch sử quan trọng đó PGS.TS Vũ Văn Quân và cộng sự đã ghi dấu di tích khảo cổ học Báo Ân trong cuốn“Hồ sơ tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội tập 9 quận Long Biên - huyện Gia Lâm - huyện Mê Linh” thuộc Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến do Nhà xuất bản ấn hành. 

Di tích kiến trúc chùa tháp thời Trần, khoảng những năm 1299 - 1308. Tại thôn Quang Trung, xã Dương Quang, huyện Gia Lâm.

Trong ba năm 2002 - 2004, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tiến hành khai quật 3 lần liên tiếp với tổng diện tích 508,5m2, đã phát hiện nhiều móng kiến trúc ở hố 02.BA.HI dài còn lại 3,26m rộng 20cm dùng gạch 32x14x4cm và 38x19,4x3,5cm; móng kiến trúc dài 3,7m ở hố 03.BA.HII dùng gạch 34x16x4cm và 36x18,5x4cm; cống nước dài 5m ở hố 02.BA.HI dùng các cống nước hình trụ 20x14-14,5x1cm; cống nước dài 2,5m ở hố 03.BA.HI dùng ngói dương đường kính 30cm dài 15cm xếp ngược chiều nhau và so le nhau và cống nước khác cũng ở hố này dài 4,5m dùng ngói dương có đường kính 22cm dài 24cm và xếp như cống trên; cống nước dài 5,6m ở hố 03.BA.HII dùng 22 ống nước rộng 19-21cm; nền gạch lát 4x1,6m ở hố 02.BA.HI dùng gạch vuông 31-34x31-34x5cm; nền gạch lát ở hố 03.BA.HI dùng gạch 31-34x31-34x5cm; nền gạch lát 2,4x2,2m ở hố 03.BA.HII; nền gạch lát 4,5x1,2m ở hố 04.BA.HI gồm hai bộ phận 2 đường gạch bìa bó nền và 3 hàng gạch lát vuông cỡ 31-35x31-35x5,3cm trong đó duy nhất 1 viên trang trí cúc dây 34x34x3,8cm; nền gạch lát 3,3m ở hố 04.BA.HII dùng gạch 35,5x34,5x4,5cm, 35x37x4,5cm và 38,5x37,5x4,5cm để lát, phía ngoài bó gạch bìa; gia cố chân cột dùng gạch ngói và phế liệu kiến trúc lèn chặt thành nhiều lớp mỏng; mảng nền trang trí hoa chanh bằng gạch và ngói bản; hai đường bó nền chạy song song dài 4,8m và 7,5m ở hố 04.BA.HIII dùng gạch bìa xếp nghiêng.

Vật liệu kiến trúc thời Trần: gạch chữ nhật 25x15x3-4,5cm, 34-36x16-18x4cm, 36x19x5-5,5cm; có viên gạch dài còn lại 21cm rộng 19cm dày 5,3cm có khắc chữ Hưng Long thập nhị niên trong khuôn hình chữ nhật 5,8x2,4cm; gạch Vĩnh Ninh trường cỡ 38x19x6cm; gạch vuông lát nền 33,5x33,5x4,5cm và 33-35x33-35x3,6-4,5cm chủ yếu để trơn hoặc trang trí cúc dây, hoa chanh và một số mảnh gạch ngói có minh văn chữ Hán khác; gạch ốp hình chữ nhật 31,5x25cm trang trí hai tiên nữ múa cùng đao lửa hình khánh phía dưới là cánh cúc, mặt sau tạo 2 ô lõm hình chữ nhật để gắn kết vào kiến trúc; ống nước hình trụ tròn đường kính 13cm dài 34cm, dày 2cm; ngói mũi sen, ngói ống, ngói cánh én, ngói bờ nóc có mấu gắn trang trí, đặc biệt có loại ngói mũi sen tráng men xanh lục dài còn lại 10cm rộng 14,3 dày 1,8cm, ngói mũi sen men trắng ngọc gắn lá đề dài còn lại 27cm rộng 11cm dày 1,7cm và ngói cánh én men trắng ngọc gắn lá đề…

Trang trí kiến trúc có các loại tượng rồng, phượng, uyên ương, tiên nữ, lá đề cân lệch trang trí rồng, phượng và nhạc công, có loại lá đề tráng men xanh lục giống như ngói mũi sen ở trên; đầu đao; mảnh tháp đất nung trang trí rồng, hoa lá. Lá đề cân nhỏ trang trí nhạc công đánh đàn ở một mặt có ký hiệu 03.BA.HII.L1.57a dài còn lại 23,3cm, rộng 18,5cm, dày trung bình 1,5cm. Nhạc công ngồi ở trung tâm lá đề, hai chân quặt ra sau, tay phải cầm đàn nhị đặt trên đùi, tay trái cầm cò. Nhạc công có khuôn mặt tròn bầu phúc hậu, mắt mũi to, môi dầy; đầu đội mũ trang trí hình đao lửa, trên mũ là hình ngọc báu đang tỏa sáng; hai cánh tay để trần lộ rõ vị trí đeo vòng ở cổ và khuỷu tay; trên vai buông xuống hai dải lụa trong tư thế bay về sau lưng.

Tại chùa cũng đã phát hiện nhiều tháp đất nung nhỏ 5 tầng cao 33-46cm, đế có kích thước 13-15cm, có khoét lỗ tròn để gắn vào thành phần kiến trúc khác, trong đó có đế tháp còn lưu lại một đoạn chốt đất nung, đế tháp có in chữ nổi Tháp chủ khai thiên thống vận hoàng đế giống như tháp ở Bát Vạn.

Hy vọng đây sẽ là nguồn tư liệu quan trọng quý giá khi chúng ta tìm đến con người, vùng đất đất Gia Lâm thân thuộc của mảnh đất ngàn năm văn hiến thân thuộc của chúng ta. Qua di tích khảo cổ học Báo Ân cũng muốn nhắc nhở thế hệ sau này phải luôn biết gìn giữ những những giá trị lịch sử truyền thống của dân tộc. Dù đất nước ta thủ đô ta cóa phát triển kinh tế như thế nào thì truyền thống uống nước nhớ nguồn khonog bị mai một phai mờ mà vẫn đạm trong tim mỗi người dân Hà thành hoom nay.

Lê Sơn                  

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)