Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Bạn đọc và NXB
Thứ năm, 11/09/2014 03:28
Tên làng nghề, phố nghề truyền thống – Đặc trưng văn hóa Thăng Long

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, với những thăng trầm và thay đổi mạnh mẽ của xã hội, Thăng Long – Hà Nội vẫn lưu giữ được những nét truyền thống cổ xưa của nó. Thông qua tên gọi của các làng nghề truyền thống (thiếu chủ ngữ) đã hé lộ cho chúng ta phần nào về kho tàng văn hóa xa xưa của người dân Đông Đô - Hà Nội.

 

Làng nghề truyền thống tại một địa phương nhất định đều chứa đựng những tinh hoa văn hóa của địa phương ấy. Tại đất Thăng Long cũng vậy, các nghề truyền thống có từ khá lâu đời, và đều được truyền lại từ đời cha ông. Văn hóa làng nghề thể hiện ngay chính đời sống sinh hoạt, làm việc của người dân. Đặc biệt, ở Thăng Long được biết đến là nơi quy tụ hàng trăm làng nghề truyền thống thì các đặc trưng của từng làng nghề càng được thể hiện rõ rệt.

Suốt chặng đường phát triển của làng nghề thì tên của mỗi làng nghề được xem như là một thương hiệu đặc biệt giúp cho các lái buôn, thương nhân hay những du khách nhớ đến những sản phẩm đó, không nhầm lẫn với sản phẩm của các làng nghề khác, như khi nhắc đến gốm người ta sẽ hình dung ngay đến gốm Bát Tràng, nhắc đến giò chả thì sẽ liên tưởng ngay đến giò chả Ứơc Lễ… những địa danh gắn liền với các nghề truyền thống từ khi mới hình thành và được duy trì và sử dụng cho đến tận ngày nay.

Xu hướng chung thì làng nghề truyền thống thường gắn liền với tên thôn, xã, phường nơi ngành nghề tập trung đông nhất. Sau khi đất nước thống nhất, các điạ giới hành chính thay đổi, hệ thống các làng xã cũng thay đổi, từ ranh giới cho đến tên gọi. Vì vậy, tên của các địa phương của làng nghề hầu hết đều chuyển sang tên chữ Hán hoặc cải biến đi cho dễ ghi nhớ hơn. Như làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ (Chương Mỹ) có tên xa xưa là Chuôn Ngọ. Tuy nhiên, do sự biến dổi của xã hội, tên địa danh gắn liền với làng nghề cũng có sự thay đổi sao cho phù hợp hơn.

Trong suốt chiều dài lịch sử của Thăng Long xưa, nơi quy tụ của rất nhiều làng nghề truyền thống cũng gìn giữ bao giá trị văn hóa lâu đời. Phần lớn các địa danh làng nghề truyền thống đều được đặt theo tên chữ Hán hoặc có một yếu tố Hán xuất hiện trong tên địa danh làng nghề như là làng mộc Vạn Điểm, mộc Chàng Sơn... Không khó để nhận ra sự ảnh hưởng không nhỏ từ văn hóa Hán trong thời kì nước ta bị đô hộ, văn hóa Hán tác động đến đời sống, tập quán sinh hoạt của người Việt. Tuy nhiên, người Việt suy nghĩ tư duy bằng chính ngôn ngữ của mình chứ không vì sự ảnh hưởng của chữ Hán mà làm mất đi chính văn hóa và ngôn ngữ của mình. Như vậy, sự du nhập của văn hóa Hán không hề làm mai một nền văn hóa Việt mà nó chỉ góp phần làm đa dạng và phong phú hơn cho văn hóa Việt Nam, giúp cho văn hóa Việt phát triển và hội nhập hơn với thế giới. Chúng ta cũng có thể thấy được sự tác động mạnh mẽ của ngôn ngữ trong việc duy trì và phát triển văn hóa, và cả tư duy của con người.

Hơn nữa, trong quá trình làm nghề, những người thợ thủ công tụ tập lại thành một cụm nghề, phường nghề nhằm hỗ trợ, giúp đỡ nhau nhằm duy trì làng nghề truyền thống không bị mất đi. Vậy nên họ xây dựng nên những con phố chuyên biệt được đặt tên theo chính làng nghề thủ công mà họ chuyên sản xuất – 36 phố cổ Hà Nội hiện nay. Bên cạnh những phố nghề với những sản phẩm đặc trưng của mình như phố hàng bạc chuyên kinh doanh các mặt hàng trang sức từ bạc, phố Hàng Mã bán đèn và đồ vàng mã, phố Hàng Thiếc bán sản phẩm truyền thống (thiếu vị ngữ). Tuy nhiên, trải qua quá trình phát triển lâu đời cùng với sự phát triển của máy móc kĩ thuật hiện đại mà một số sản phẩm của các làng nghề thủ công truyền thống không còn được sử dụng phổ biến rộng rãi, nên một số phố nghề hiện nay không còn bán những sản phẩm chuyên biệt như tên gọi của phố mình. Tiêu biểu như Hàng Vải chuyên bán thang tre, phố Thuốc Bắc bán kim khí, Hàng Rươi, Hàng Mành, phố Bát Sứ không còn bán những sản phẩm làng nghề của mình nữa. Nhưng với 36 phố phường Hà Nội đã cho chúng ta thấy một thời kì phát triển nở rộ của các làng nghề truyền thống trong quá khứ, không chỉ phục vụ lượng sản phẩm thủ công cho người Thăng Long mà còn được vẫn chuyển đi khắp các vùng miền trong cả nước và theo chân các thuyền buôn đi nước ngoài.

Ngoài ra, việc đặt tên làng nghề còn như một cách ghi nhớ công ơn của ông tổ nghề - người đã xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống đó hoặc ghi nhớ gốc gác của nghề cũng như của những người thợ thủ công. Điển hình như tên gọi của làng gốm Bát Tràng là tên gọi của người có công tạo ra nghề gốm tên Tràng kết hợp với quê quán nơi ông sinh ra - Bạch Bát mà hình thành, hay như là tên làng đúc đồng Ngũ Xã chính là sự kết hợp những thợ thủ công từ 5 xã cùng kéo về thành Thăng Long xây dựng làng nghề. Hay tên gọi làng nghề còn bắt nguồn từ chính tên gọi của những dụng cụ chính của làng nghề hay bằng công đoạn chính của việc tạo ra sản phẩm như một cách quảng bá, giới thiệu nghề của người thợ thủ công. Phải kể đến như là làng dệt lụa La Khê: “La – lụa, Khê – dòng sông nhỏ” cho thấy công việc của những nghệ nhân dệt lụa cũng như yếu tố chính tạo nên nét đặc biệt cũng như chất lượng lụa tại La Khê so với các làng nghề lụa khác. Còn có làng Mộc Chàng Sơn thì tên Chàng Sơn có yếu tố Chàng – tên của một dụng cụ dùng trong nghề mộc.

Từ đây cho thấy, tên gọi của các làng nghề được đặt theo những mục đích khác nhau nhưng đều hướng đến việc quảng bá, ghi nhớ đến những sản phẩm của làng nghề truyền thống để nó được duy trì và phát triển chứ không bị mai một đi theo năm tháng. Cuốn sách “Làng nghề, phố nghề Thăng Long – Hà Nội trên đường phát triển” do Vũ Quốc Tuấn chủ biên được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2010 cho ta một cái nhìn bao quát nhất về bức tranh làng nghề đất Thăng Long xưa với những sản phẩm nổi tiếng được khắp mọi miền biết đến, quảng bá sản phẩm văn hoá làng nghề cũng là một bước giúp du khách biết đến truyền thống và văn hóa Thăng Long.


Nguyễn Kim

Nhà xuất bản Hà Nội

 

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)