Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Văn hóa giao thông
Chính phủ đã chọn năm 2012 là “Năm An toàn giao thông”. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát động Thông điệp: “Giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông là trách nhiệm của mỗi người trong chúng ta” nhằm nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân. Hưởng ứng thông điệp đó, Cuốn sách “Văn hóa giao thông” do TS. Phạm Ngọc Trung chủ biên được xuất bản sẽ là một tài liệu giúp bạn đọc hiểu hơn về Văn hóa giao thông ở nước ta.
Tác giả: TS. Phạm Ngọc Trung
Nhà xuất bản: Nhà Xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2012
Tổng số trang: 360 trang
Kích thước: 13 x 19 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 7 - Trung bình: 2.00)
Giới thiệu về sách:

Cuốn sách “Văn hóa giao thông” tập hợp gồm 23 tham luận trình bày tại Hội thảo khoa học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền “Văn hóa giao thông ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên hoạt động tại Khoa Văn hóa và Phát triển và một số nhà khoa học, nhiều cán bộ giảng dạy và sinh viên trong và ngoài nhà trường công nhận, sẽ đem đến cho độc giả những chiều cạnh nhìn nhận khác nhau về Văn hóa giao thông. Nội dung cụ thể từng tham luận đi từ khái niệm đến những phân tích về đặc điểm, tính chất của Văn hóa giao thông ở nước ta để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng Văn hóa giao thông ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa như một phong trào xây dựng Văn hóa giao thông ở nơi sinh sống. Tiếp cận từ nhiều khía cạnh khác nhau đi từ thực trạng đến những nhận xét đánh giá qua nghiên cứu và khảo sát thực tế của từng tác giả nhưng tựu chung ở đây là những đánh giá từ khía cạnh văn hóa của giao thông: cách xử sự, giao tiếp khi tham gia giao thông, văn hóa vùng, khu vực và điều kiện về địa lý… tác động đến Văn hóa giao thông (văn hóa tiểu nông, văn hóa miền núi…). 

Kết cấu nội dung gồm 3 phần:

Phần 1. Khái niệm văn hóa giao thông: Gồm 6 tham luận chủ yếu tập chung vào giới thiếu khái niệm, phần tích khái niệm Văn hóa giao thông trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta.

Phần 2. Đặc điểm giao thông Việt Nam từ góc nhìn văn hóa: Gồm 11 tham luận tập trung phân tích đặc điểm Văn hóa giao thông (vùng miền, phương tiện, đặc trưng văn hóa dân tộc…).

Phần 3. Giải pháp xây dựng Văn hóa giao thông ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Gồm 6 tham luận hướng đến tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu để xây dựng Văn hóa giao thông ở nước ta.




Phòng DVXB&TT
Sách cùng chuyên mục

Lịch sử cách mạng phường Yên Phụ (1930-2013)

Nằm ở cửa ô phía tây bắc cách trung tâm thành phố không xa, địa bàn phường Yên Phụ một bên giáp với sông Hồng, một bên giáp với hồ Tây - thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, lớp lớp cư dân nơi đây đã đoàn kết, chung tay tạo dựng truyền thống tốt đẹp: lao động cần cù, mở mang làng xóm, phát triển kinh tế, kiên cường bất khuất chiến đấu giữ làng, giữ nước. Yên Phụ còn nổi tiếng với những di tích lịch sử văn hóa như đình Yên Phụ, chùa Trần Quốc… thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, vãn cảnh và lễ chùa.

Ban Chấp hành Đảng bộ phường Yên Phụ
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
256 trang
14,5 x 20,5 cm

Những bông hoa đẹp - tập XXIII

 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc biểu dương “Người tốt, việc tốt”. Người căn dặn: “Lấy gương người tốt, việc tốt trong quần chúng nhân dân để giáo dục lẫn nhau, là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn”. 

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
408 trang
15 x 22 cm

Ấn Chương trên Châu bản triều Nguyễn (1802 – 1945)

Nhằm cung cấp cho độc giả thêm thông tin về việc quản lý, sử dụng con dấu của triều Nguyễn về các khía cạnh như loại hình dấu, kích thước, hình thể, phương thức sử dụng dấu trên văn bản, Trung tâm lưu trữ quốc gia I đã phối hợp cùng Nhà xuất bản Hà Nội cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Ấn chương trên Châu bản triều Nguyễn (1802 – 1945)”.

Cục văn thư và lưu trữ nhà nước - TT lưu trữ quốc gia
Nhà xuất bản Hà Nội
2013
279 trang
20 x 29cm

Giản yếu sử Việt Nam - Công trình vì một tình yêu sử học

Lâu nay, người ta nói nhiều đến việc học sinh không còn yêu thích môn sử học, không thiết tha với việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa nước nhà. Nguyên nhân thì có nhiều, trong đó một phần quan trọng đó là các chương trình dạy và học sử thường đơn điệu, cung cấp quá nhiều dữ kiện phải nhớ, phải thuộc… Chính vì vậy, nhiều khi học sinh, sinh viên học sử xong rồi lại quên ngay. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy nhiều người còn không phân biệt được tên của những danh nhân văn hóa, những anh hùng dân tộc của nước nhà. Điều đáng buồn đó day dứt trong lòng nhiều nhà nghiên cứu, nhà viết sử, trong đó có tác giả Đặng Duy Phúc.

Đặng Duy Phúc
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
704 trang
14,5 x 20,5 cm

Suy ngẫm đầu tuần

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là kết tinh những giá trị tinh thần cốt lõi và đặc sắc của dân tộc . Xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước, nền văn hóa Việt Nam không ngừng được bồi đắp và kết tinh, tạo nên sức sống mãnh liệt , giúp cộng đồng các dân tộc Việt Nam vượt qua sóng gió, phát triển và lớn mạnh.

Báo Hà Nội Mới
Nhà xuất bản Hà Nội
2012
218 trang
15 x 22 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)