Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Văn hóa giao thông
Chính phủ đã chọn năm 2012 là “Năm An toàn giao thông”. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát động Thông điệp: “Giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông là trách nhiệm của mỗi người trong chúng ta” nhằm nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân. Hưởng ứng thông điệp đó, Cuốn sách “Văn hóa giao thông” do TS. Phạm Ngọc Trung chủ biên được xuất bản sẽ là một tài liệu giúp bạn đọc hiểu hơn về Văn hóa giao thông ở nước ta.
Tác giả: TS. Phạm Ngọc Trung
Nhà xuất bản: Nhà Xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2012
Tổng số trang: 360 trang
Kích thước: 13 x 19 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 7 - Trung bình: 2.00)
Giới thiệu về sách:

Cuốn sách “Văn hóa giao thông” tập hợp gồm 23 tham luận trình bày tại Hội thảo khoa học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền “Văn hóa giao thông ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên hoạt động tại Khoa Văn hóa và Phát triển và một số nhà khoa học, nhiều cán bộ giảng dạy và sinh viên trong và ngoài nhà trường công nhận, sẽ đem đến cho độc giả những chiều cạnh nhìn nhận khác nhau về Văn hóa giao thông. Nội dung cụ thể từng tham luận đi từ khái niệm đến những phân tích về đặc điểm, tính chất của Văn hóa giao thông ở nước ta để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng Văn hóa giao thông ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa như một phong trào xây dựng Văn hóa giao thông ở nơi sinh sống. Tiếp cận từ nhiều khía cạnh khác nhau đi từ thực trạng đến những nhận xét đánh giá qua nghiên cứu và khảo sát thực tế của từng tác giả nhưng tựu chung ở đây là những đánh giá từ khía cạnh văn hóa của giao thông: cách xử sự, giao tiếp khi tham gia giao thông, văn hóa vùng, khu vực và điều kiện về địa lý… tác động đến Văn hóa giao thông (văn hóa tiểu nông, văn hóa miền núi…). 

Kết cấu nội dung gồm 3 phần:

Phần 1. Khái niệm văn hóa giao thông: Gồm 6 tham luận chủ yếu tập chung vào giới thiếu khái niệm, phần tích khái niệm Văn hóa giao thông trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta.

Phần 2. Đặc điểm giao thông Việt Nam từ góc nhìn văn hóa: Gồm 11 tham luận tập trung phân tích đặc điểm Văn hóa giao thông (vùng miền, phương tiện, đặc trưng văn hóa dân tộc…).

Phần 3. Giải pháp xây dựng Văn hóa giao thông ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Gồm 6 tham luận hướng đến tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu để xây dựng Văn hóa giao thông ở nước ta.




Phòng DVXB&TT
Sách cùng chuyên mục

“Hà Nội chỉ nam”

 “Hà Nội chỉ nam” của Nguyễn Bá Chính được Nghiêm hàn ấn quán in năm 1923. Đây được đánh giá là một cuốn cẩm nang có tính hướng dẫn du lịch, hành chính về Hà Nội thuộc loại sớm nhất của nền xuất bản chữ quốc ngữ những năm đầu thế kỷ XX. Cuốn sách cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về thành phố Hà Nội cũng như những thông tin hữu ích, cần thiết như tên các phố theo cách gọi tiếng Pháp, tiếng Trung và tiếng Việt, tên những nhà thương lớn, những quán cơm và phòng trọ, những địa chỉ cần dùng, và không thể thiếu là chỉ dẫn về các tuyến xe lửa có điểm đến, điểm đi là Hà Nội... Không chỉ vậy, “Hà Nội chỉ nam” còn giới thiệu vừa đầy đủ vừa ngắn gọn về những danh lam thắng cảnh, những địa chỉ đáng đến cho khách ghé thăm Hà Nội.

Nguyễn Bá Chính
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
192 trang
14 x 20,5 cm

Đường tới dinh Độc Lập

Cuốn sách “Đường tới dinh Độc Lập” củanhà báo Đào Nguyễn do Nhà xuất bản ấn hành đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước 30-4-1975. Đây là câu chuyện về một phần cuộc đời có thể nói là quan trọng nhất của những anh lính xe tăng 390, 866, 846 cũng như đại đội tăng 4 trong đội hình của Lữ đoàn tăng 203 tiến vào dinh Độc Lập trong thời khắc quan trọng nhất của cuộc chiến tranh: giải phóng Sài Gòn - trung tâm đầu não của chế độ Việt Nam Cộng hòa.

Đào Nguyễn
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
88 trang
13,5 x 20,5 cm

Ký ức sư đoàn

 Để tiếp tục ghi dấu những truyền thống vẻ vang của hội qua các mặt đời sống, chiến đấu, công tác…, Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 7 Hội Truyền thống Trường Sơn F470 ngày 9/1/2016 đã ra nghị quyết và kế hoạch 47/VPH ngày 16/3/2016 về xuất bản sách “Ký ức sư đoàn” tập 2.  Đây là một thành công lớn của Hội Truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Việt Nam -  Sư đoàn 470.

 

Hội truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Việt Nam - Sư đoàn 470
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
14,5x20,5cm

Thụy Lâm truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng

 Xã Thụy Lâm ở phía Đông Bắc huyện Đông Anh, là vùng đất cổ ở ven sông Cà Lồ, có bề dầy truyền thống lịch sử văn hóa. Thời phong kiến nơi đây gồm ba xã: Thụy Lôi, Thư Lâm và Đào Thục thuộc huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc; từ năm Bính Tý đời Tự Đức (năm 1876), cả ba xã được cắt chuyển về huyện Đông Anh; sau đó thuộc nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nhau. Từ năm 1949, thành lập xã Tiến Mỹ (Tiến Bộ) gồ ba xã trên, nay là xã Thụy Lâm Tháng 5 năm 1961, xã được nhập về thành phố Hà Nội cùng cả huyện Đông Anh.

Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Đảng ủy - HĐND - UBND xã Thụy Lâm
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
14,5x20,5cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)