Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Kim Giang (1930 - 2015)

 Tháng 10 năm 1982, phường Kim Giang được thành lập, là phường ven đô, tuori còn rất trẻ nhưng trong hơn ba thập niên qua, dưới sự lãnh đạo của Quận ủy, UBNB quận Đống Đa và Quận ủy, UBND quận Thanh Xuân, Đảng bộ và nhân dân phường Kim Giang đã đoàn kết một lòng, góp sức xây dựng phường phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng.

Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ phường Kim Giang
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2017
Tổng số trang: 264 trang
Kích thước: 14,5 x 20,5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 1 - Trung bình: 1.00)
Giới thiệu về sách:

 

Đảng bộ và nhân dân phường nhân dân phường Kim Giang tự hào về những thành tựu đạt được trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, Tổ quốc. Nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sưu tầm, biên soạn lịch sử cách mạng địa phương; nhằm đáp ứng nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong phường; thực hiện chủ trương của Thành ủy Hà Nội và Quận ủy Thanh Xuân năm 2005, Ban Cháp hành Đảng bộ phường Kim Giang chỉ đạo biên soạn cuốn “Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Kim Giang (1930-2005)” để thế hệ thêm hiểu và phát huy truyền thống cách mạng quê hương, xây dựng phường ngày càng giàu mạnh. Năm 2016, tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của Quận ủy Thanh Xuân, Đảng ủy phường Kim Giang tiến hành bổ sung, chỉnh sửa hai giai đoạn từ 1930 đến 1982 và giai đoạn từ 2005 đến 2015 để hoàn thiện cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Kim Giang (1930-2015)”.

Nội dung cuốn sách gồm 5 chương, giới thiệu đặc điểm lịch sử, địa lý, dân cư phường Kim Giang; những ngày đầu đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân, kết thức năm 1981 giai đoạn thuộc xã Đại Kim, huyện Thanh Trì; bước đầu từ lúc khởi công xây dựng khu tập thể Kim Giang đến khi Nhà nước có quyết định thành lập phường (10/1982); và quá trình xây dựng, phát triển của phường qua các thời kỳ cho đến nay.

Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu.

Sách cùng chuyên mục

Giới thiệu sách “Con đường đến với nghệ thuật ngâm thơ và ca trù”

Hơn 50 năm cống hiến cho nghệ thuật ngâm thơ và ca trù, cái tên “Kim Dung” đã trở nên thân thiết với khán thính giả trong và ngoài nước trong những thập niên 80, 90 của thế kỷ XX. Cuộc đời sự nghiệp của Nghệ sĩ ưu tú Vũ Kim Dung cùng những tình cảm yêu mến của khán thính giả dành cho người nghệ sĩ “của nhân dân” này đã được thể hiện qua cuốn tự truyện “Con đường đến với nghệ thuật ngâm thơ và ca trù”. Cuốn sách do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2015.

NSƯT. Vũ Kim Dung
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
252 trang
13 x 20,5 cm

Nước Nhật nhìn từ những thứ bình thường

 Cuốn sách thuộc thể loại tản văn gồm 28 câu chuyện nhỏ, những câu chuyện bình thường về nước Nhật như: chuyện về một nông gia, chuyện người Nhật “tốt” hay “không tốt”, nghệ sĩ Nhật trở thành nghị sĩ, lễ khai giảng ở một trường mầm non, thảm họa động đất Đông Nhật Bản,… 

Nguyễn Quốc Vương
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
200 trang
12 x 19cm

Làng Cự Đà xưa và nay

 Cự Đà là một làng Việt cổ. Xưa kia thuộc xã Hạ Thanh Oai, tổng Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Đầu thế kỷ XX là xã Cự Đà, tổng Tả Thanh Oai tỉnh Hà Đông. Nay thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội. 

Vũ Kiêm Ninh
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
176 trang
14,5 x 20,5 cm

Thế sự và Mắt nhìn

Trong vòng 30 năm qua, nhiều biến động dữ dội và bất ngờ đã diễn ra trong đời sống quốc tế, tác động sâu sắc đến tất cả các nước trong đó có Việt Nam - quốc gia nằm ở một trong những vùng xung yếu nhất của thế giới hiện đại. Các trục quan hệ, các tầng lợi ích đan cài vào nhau hết sức phức tạp và nhạy cảm làm cho việc nhìn nhận, phân tích thế sự trở thành một thách thức lớn đối với các nhà bình luận thời cuộc. Trong bối cảnh đó, Hồ Quang Lợi là cây bút chính luận ngày càng được chờ đợi, tin cậy và mến mộ.

Hồ Quang Lợi
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
380 trang
14,5 x 20,5 cm

Thụy Lâm truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng

 Xã Thụy Lâm ở phía Đông Bắc huyện Đông Anh, là vùng đất cổ ở ven sông Cà Lồ, có bề dầy truyền thống lịch sử văn hóa. Thời phong kiến nơi đây gồm ba xã: Thụy Lôi, Thư Lâm và Đào Thục thuộc huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc; từ năm Bính Tý đời Tự Đức (năm 1876), cả ba xã được cắt chuyển về huyện Đông Anh; sau đó thuộc nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nhau. Từ năm 1949, thành lập xã Tiến Mỹ (Tiến Bộ) gồ ba xã trên, nay là xã Thụy Lâm Tháng 5 năm 1961, xã được nhập về thành phố Hà Nội cùng cả huyện Đông Anh.

Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Đảng ủy - HĐND - UBND xã Thụy Lâm
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
14,5x20,5cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)